Hằng năm, cứ đến Rằm tháng Bảy âm lịch, người dân cả nước lại sắm sửa những mâm đồ lễ cho ngày lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn, "mở cửa địa ngục" và lễ Vu Lan lễ báo hiếu.

Lễ Vu Lan, rằm tháng 7, lễ xá tội vong nhân trong truyền thuyết người Việt

14/08/2019, 11:02

Hằng năm, cứ đến Rằm tháng Bảy âm lịch, người dân cả nước lại sắm sửa những mâm đồ lễ cho ngày lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn, "mở cửa địa ngục" và lễ Vu Lan lễ báo hiếu.

Hằng năm, cứ đến Rằm tháng 7 âm lịch, người dân cả nước lại sắm sửa những mâm đồ lễ cho ngày lễ Vu Lan hay còn gọi báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn, "mở cửa địa ngục". Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Á Đông.

Hai lễ đều được cúng vào ngày Rằm tháng Bảy nhưng xuất phát từ những điển tích riêng biệt. Lễ Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho nhưng vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng.

Truyền thuyết ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo. Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ.

Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này gọi là Vu Lan Bồn Pháp. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Ngày Xá tội vong nhân

Theo tín ngưỡng dân gian, lễ Xá tội vong nhân là đến ngày Rằm tháng Bảy, những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về với cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ. Cũng có quan điểm cho rằng đây là ngày cõi âm mở cửa địa ngục để các linh hồn được siêu thoát, về cõi trần để tái sinh. Để cho các vong hồn này không quấy nhiều đời sống và có thể siêu thoát thì người ta cúng cháo loãng, gạo, bỏng, muối…

Truyền thuyết khác nói rằng, phật A Nan Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo, 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói.

Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ. Ngài còn được Phật truyền cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Nhi Thảo/TTVH

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lễ Vu Lan, rằm tháng 7, lễ xá tội vong nhân trong truyền thuyết người Việt