Trong khi nhiều nhà vườn trồng dâu lo “sốt vó” khi thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện loại dâu Trung Quốc đội lốt dâu Đà Lạt thì một nhà vườn ở phố núi vẫn “bình chân như vại”. Chẳng những thế, người chủ vườn này còn cho rằng đó là cơ hội để dâu Đà Lạt khẳng định thương hiệu của mình. 

Lập vườn dâu sạch để “đấu” với dâu Trung Quốc

09/11/2014, 07:04

Trong khi nhiều nhà vườn trồng dâu lo “sốt vó” khi thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện loại dâu Trung Quốc đội lốt dâu Đà Lạt thì một nhà vườn ở phố núi vẫn “bình chân như vại”. Chẳng những thế, người chủ vườn này còn cho rằng đó là cơ hội để dâu Đà Lạt khẳng định thương hiệu của mình. 

Đó là anh Hồ Đắc Thắng - chủ vườn dâu sạch thuộc Công ty TNHH MTV Hiệp Lực (P.7, TP Đà Lạt).
dau Trung Quoc
Anh Thắng đã mạnh dạn đương đầu với dâu Trung Quốc bằng mô hình mới.
Xuất thân là người xây dựng, cách đây hai năm nhận thấy thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn khó khăn nên anh Hồ Đắc Thắng quyết định chuyển sang lập vườn dâu.

Không giống như những người nông dân khác, anh Thắng sớm nhận thấy việc trồng theo kiểu vườn truyền thống rồi thu hoạch mang ra chợ bán rất dễ bị sản phẩm ở những nơi khác “nhái” thương hiệu, đặc biệt là các loại dâu xuất nguồn từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, các giống dâu bản địa tuy có năng suất cao song giá trị thương mại mang về cho nông dân lại không lớn…

Xuất phát từ 2 lý do đó, anh Thắng đã quyết tâm vốc hết toàn bộ vốn luyến dành dụm trước đó để thuê đất, thành lập nên một trang trại trồng dâu sạch. Sản phẩm không phun thuốc trừ sâu, hóa chất và sẽ được bán cho du khách tại vườn.

Hiện tại, vườn của anh Thắng có tổng cộng hơn 40.000 chậu và được nuôi trong lồng kín.
dau Trung Quoc
Vườn của anh Thắng hiện có hơn 40.000 chậu.
dau Trung Quoc
Du khách được tự do tham quan vườn dâu

Trao đổi với chúng tôi, anh Thắng cho biết, tất cả các giống dâu trong khu vườn đều được anh nhập từ New Zealand và được nuôi cấy mô trước khi đưa ra vườn.

Mặc dù giá thành cao hơn các loại dâu trên thị trường gấp 4 lần (khoảng 300.000 đồng/kg) song dâu vườn anh Thắng lúc nào cũng đông khách.

Trao đổi với chúng tôi về giá trị lợi nhuận của mô hình này, anh Thắng cho biết, một chậu dâu trung bình cho khoảng 1-1,5kg, sau khi trừ các khoảng chi phí anh còn lãi hơn 50% và anh cho rằng với giá này thì mô hình của anh đã thành công.

Ngoài việc bán tại vườn hoặc chuyển cho khách ở các tỉnh khác có nhu cầu, anh Thắng còn tổ chức chưng cất dâu tại vườn để bán cho du khách. Theo dự định, quy trình này sắp tới sẽ được đầu tư và mở rộng.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Thắng khẳng định, với mô hình này thì anh chấp “10 lần dâu Trung Quốc vẫn không đánh bại được dâu Đà Lạt”.

Và dường như, bước đầu anh đã thành công khi càng ngày càng có nhiều du khách ở TP.HCM và Hà Nội tìm đến và đặt hàng.
dau Trung Quoc
Ngày càng có nhiều người tìm đến với vườn dâu an toàn của anh Thắng.
dau Trung Quoc
Giống được anh Thắng nhập về từ New ZeaLand​

Từ mô hình của anh Thắng cho thấy, nếu biết đầu tư đồng loạt và đúng định hướng, việc “đánh bại" dâu của Trung Quốc để bảo vệ thương hiệu dâu Đà Lạt, góp phần phát triển du lịch ở thành phố này không phải là vấn đề quá khó khăn.

Nguyễn Minh

Bài liên quan
Đà Lạt trong top 9 điểm đến giá rẻ ở châu Á
Tại Việt Nam, Đà Lạt là điểm đến vừa túi tiền nhất với mức giá phòng trung bình chỉ 1.570.000 đồng/đêm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lập vườn dâu sạch để “đấu” với dâu Trung Quốc