Trang Channelnewsasia gần đây đăng tải một bài viết nhận định, ngành du lịch Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu lao động lành nghề để phục vụ tốt cho năm 2016, trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập.

Lao động ngành Du lịch Việt Nam chịu sức ép khi gia nhập AEC

Một Thế Giới | 02/01/2016, 10:07

Trang Channelnewsasia gần đây đăng tải một bài viết nhận định, ngành du lịch Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu lao động lành nghề để phục vụ tốt cho năm 2016, trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập.

Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức thành lập vào ngày 31.12.2015. Theo Channelnewsasia, một trong những mục tiêu đầy tham vọng của cộng đồng này là tạo ra một dòng chảy tự do hơn về lao động lành nghề trong khu vực.
Trang Channelnewsasia nhận định, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt đội ngũ nhân lực lành nghề để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách quốc tế. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức đi vào hoạt động, nhu cầu dịch chuyển lao động giữa các quốc gia Đông Nam Á sẽ được tự do hóa, đặc biệt là đội ngũ lao động lành nghề. Đây sẽ là một áp lực lớn đối với ngành du lịch của Việt Nam.
Trong đó, minh chứng rõ nhất cho tình trạng này chính là khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội. Khách sạn này đã tìm kiếm vị trí giám đốc kỹ thuật trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, họ vẫn chưa tìm ra ứng cử viên thích hợp cho vị trí này. 
Channelnewsasia dẫn lời ông Guy Poujoulat, Tổng giám đốc khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội cho biết: "Tôi đã phỏng vấn rất nhiều người ở cả trong và ngoài ngành. Nhưng tôi chưa tìm thấy người nào thích hợp cho vị trí này".
Channelnewsasia cho hay đối với những công ty trong lĩnh vực du lịch, có 2 khía cạnh mang tính thách thức là tìm ra tài năng trong nước và những khó khăn trong việc tìm kiếm lao động ở nước ngoài.
Trên thực tế, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại Việt Nam sẽ khó tuyển các ứng viên nước ngoài bởi còn liên quan đến giấy phép lao động. Nhưng trong tương lai, khi giới hạn được dỡ bỏ, người Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất lớn để có được việc làm trong lĩnh vực này, đặc biệt là các vị trí cấp cao. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, những quy định trong nước vẫn là một rào cản lớn. Vì vậy, việc thuê những người lao động lành nghề ở nước ngoài sẽ không phải là điều dễ dàng.
Ông Poujoulat nói: "Thay đổi sẽ không diễn ra nhanh chóng. Nhưng tôi hy vọng năm tới, bối cảnh này sẽ được cải thiện".
Việt Nam hiện đang chủ động hội nhập sâu rộng với thế giới, đặc biệt là với khối ASEAN. Điều này giúp lao động Việt Nam có thể dễ dàng kiếm việc làm tại các quốc gia thành viên khác như Malaysia, Indonesia… Ngược lại, lao động từ các quốc gia này cũng có thể sang Việt Nam làm việc khi các thành viên ASEAN đều nhất trí với một tiêu chuẩn chung về lao động lành nghề. Điều này sẽ giúp tạo ra dòng dịch chuyển các lao động có tay nghề ngày càng lớn. Đây vừa là cơ hội và là thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam, theo Channelnewsasia.
Tuyết Nhung (theo Channelnewsasia)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lao động ngành Du lịch Việt Nam chịu sức ép khi gia nhập AEC