Ngày 5.1, Kazakhstan đã ban bố tình trạng khẩn cấp do biểu tình bạo loạn leo thang tại quốc gia Trung Á này.

Lãnh đạo lâu năm Nazarbayev biệt tăm, Kazakhstan ban bố tình trạng khẩn cấp

A.T | 06/01/2022, 07:45

Ngày 5.1, Kazakhstan đã ban bố tình trạng khẩn cấp do biểu tình bạo loạn leo thang tại quốc gia Trung Á này.

Quyết định đưa Kazakhstan vào tình trạng khẩn cấp đã được áp dụng trên khắp nước. Trước đó, Tổng thống nước này Kassym-Zhomart Tokayev đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 2 tuần ở các vùng Mangistau và Alma-Ata, cũng như ở Nur-Sultan.

Sau khi áp đặt lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, hoạt động đi lại của người dân bị hạn chế, cư dân không được phép tụ tập đông người và tổ chức các sự kiện, kể cả các sự kiện qui mô gia đình như cưới hỏi, đám ma, sinh nhật.

Ngày 5.1, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cho biết ông đã tiếp quản vị trí Chủ tịch Hội đồng An ninh từ nhà lãnh đạo kỳ cựu Nursultan Nazarbayev. Cựu Tổng thống Nazarbayev, 81 tuổi, đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra, khiến ông Tokayev phải chấp nhận để chính phủ từ chức vào trước đó cùng ngày.

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã chấp thuận để chính phủ nước này từ chức, song chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho tới khi Nội các mới được thành lập. Sắc lệnh Tổng thống nêu rõ: "Theo Điều khoản 70 của Hiến pháp nước CH Kazakhstan, tôi quyết định chấp nhận để Chính phủ CH Kazakhstan từ chức.

Ông Smailov Alikhan Askhanovich sẽ đảm nhận vai trò là Thủ tướng lâm thời của Kazakhstan". Theo Sắc lệnh Tổng thống, các thành viên chính phủ sẽ tiếp tục nhiệm vụ của mình cho tới khi chính phủ mới được thành lập.

Mặc dù chính phủ từ chức nhưng cũng không làm hài lòng những người biểu tình. Họ đã giành quyền kiểm soát sân bay ở Almaty, thành phố lớn nhất Kazakhstan, trong bối cảnh quốc gia Trung Á này hứng chịu làn sóng bất ổn bắt nguồn từ các cuộc biểu tình phản đối việc tăng giá nhiên liệu.

Một số người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu chống lại Nazarbayev và Reuters coi rằng cựu tổng thống 81 tuổi là mục tiêu chính trong cơn phẫn nộ của người dân.

Mặc dù đã từ chức tổng thống vào năm 2019 và để lại quyền lực cho người kế nhiệm được chọn lọc kỹ lưỡng, Nazarbayev vẫn là người nắm quyền lực thực sự ở đất nước. 

Nazarbayev là nhân vật gây tranh cãi ở Trung Á. Ông đã cai trị Kazakhstan bằng bàn tay sắt trong gần ba thập kỷ, thu hút hàng trăm tỉ USD đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng và kim loại, đồng thời cân bằng một cách khéo léo mối quan hệ với các nước láng giềng hùng mạnh là Nga và Trung Quốc.

Đồng thời,  ông đã tạo niềm tin với nhiều người Kazakhstan bằng những lời hứa thực tế của mình về sự ổn định và phúc lợi, ở một khu vực Trung Á đầy biến động, giáp với lò lửa Afghanistan và luôn bị đe dọa bởi Hồi giáo cực đoan, tình trạng căng thẳng sắc tộc và tội phạm ma túy.

Sau khi Kazakhstan tuyên bố độc lập, Nazarbayevđã giành được thiện cảm ở phương Tây bằng cách tự nguyện từ bỏ kho vũ khí hạt nhân kế thừa từ Liên Xô. Từ bỏ những nỗ lực tái hòa nhập nền kinh tế với Nga, ông chỉ định những nhà cải cách tạo ra một hệ thống tài chính vững mạnh.

Nazarbayev nói rằng vốn nước ngoài là cần thiết để giải cứu ngành công nghiệp ốm yếu trong thời kỳ hậu Xô Viết. Nhiều người ghi công ông vì sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và hầu như tránh được những căng thẳng xã hội vốn làm ảnh hưởng đến những nước láng giềng, ít nhất là trong hai thập kỷ cầm quyền đầu tiên của ông.

Năm 2010, ông được trao danh hiệu "Nhà lãnh đạo của quốc gia" sau khi quốc hội cho ông quyền miễn trừ truy tố và quyền hoạch định chính sách ngay cả khi đã nghỉ hưu. Ông cũng xây dựng một thủ đô mới ở thảo nguyên phía bắc, Astana, sau đó được đổi tên thành Nur-Sultan để vinh danh ông.

Tuy nhiên, các nhà phê bình từ lâu đã cáo buộc Nazarbayev bổ nhiệm các thành viên trong gia đình và đồng minh vào các công việc chủ chốt trong chính phủ và ngành công nghiệp. Do Nazarbayev nắm quyền quá lâu nên các cuộc bầu cử ở Kazakhstan luôn bị giới quan sát quốc tế đặt dấu hỏi về sự tự do và công bằng.

Ttất cả các chuyến bay đến và đi từ Almaty đều tạm thời bị hủy. Biểu tình bạo loạn đã leo thang ở tỉnh Mangistau, cũng như tại thành phố Aktau và một số thành phố khác của Kazakhstan để phản đối tình trạng tăng giá nhiên liệu. Hãng tin Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết 8 cảnh sát và vệ binh quốc gia đã thiệt mạng cùng 317 người bị thương khi tình trạng bất ổn diễn ra tại một số khu vực của Kazakhstan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãnh đạo lâu năm Nazarbayev biệt tăm, Kazakhstan ban bố tình trạng khẩn cấp