Tính từ đầu năm đến nay, tổng số nông sản, hoa quả xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn đã đạt hơn 400.000 tấn.

Lạng Sơn: Hơn 400.000 tấn hoa quả, nông sản Việt xuất qua Trung Quốc

tuyetnhung | 04/07/2016, 13:27

Tính từ đầu năm đến nay, tổng số nông sản, hoa quả xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn đã đạt hơn 400.000 tấn.

Ông Nguyễn Công Trưởng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơncho biết, mỗi ngày có trên 100 xe thanh long, dưa hấu, chuối xanh chủ yếu từcác tỉnh miền Trung được xuất sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn.Tổng số nông sản, hoa quả xuất sang Trung Quốc từ đầu năm đến nay là hơn 400.000 tấn.

Theo ông Trưởng, xuất khẩu nông sản, hoa quả sang Trung Quốc tăng mạnh đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn đạt khoảng 2 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số các loại hoa quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ông Trưởng cho biết, vải thiều là loại hoa quả được xuất sang nhiều nhất. Ước tính mỗi ngày có khoảng từ 170 - 200 xe vải thiều được xuất sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh.

"Năm nay, vải thiều được mùa nên xuất khẩu mặt hàng nàyrất thuận lợi. Tính đến thời điểm năm nay, xuất khẩu vải thiều theo mùa vụ đã thu về 42 triệu USD", ông Trưởng nói.

Những năm gần đây, Trung Quốc đãnổi lên trở thành một trong các thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam với kim ngạch tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây (từ năm 2011 đến 2015) đạt trên 30% và chiếm tỷ trọng khoảng 35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới.Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 5 tỉ USD.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu nông sản đối với nhóm hàng rau quả sang các nước tăng 47,7% so với cùng kỳ năm 2015. Theo đó, Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm: rau quả, nhân điều, cà phê, chè các loại, gạo, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn.

Giải pháp giúp doanh nghiệp "đứng vững" tại thị trường Trung Quốc

Theo TSLê Huy Khôi, Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công thương, với tính chất đa phân khúc thị trường, Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục là thị trường vô cùng lớn và tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Với chính sách tăng cường và mở rộng quy mô nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian tới, hàng nông sản của Việt Nam được dự báo sẽ có rất nhiều cơ hội để thâm nhập và tăng cường thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý và có giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách ổn định và bền vững.

Cụ thể, TS Khôi cho biết, do chính sách biên mậu của Trung Quốc vẫn mang nặng yếu tố bảo hộ, thường là các chính sách hạn chế phổ biến trong một chính sách ưu đãi thương mại đơn phương, không ràng buộc, nên doanh nghiệp Việt Nam cần phải thường xuyên cập nhật và đưa ra những giải pháp kịp thời. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần phải chủ động mở rộng các hình thức hoạt động kinh doanh như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, lưu kho ngoại quan tăng cường khả năng thâm nhập thị trường nông sản Trung Quốc...

Đáng chú ý, TS Khôi lo ngại xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Câu chuyện “được mùa – mất giá”, lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc của nông sản Việt Nam cứ lặp đi lặp lại suốt nhiều năm qua. Trong khi đó, Trung Quốc lại là quốc gia có hệ thống chính sách thương mại 2 tầng (thể chế chính sách Trung ương và cơ chế chính sách thương mại địa phương).

"Theo đó, để xuất khẩu được bền vững trước mọi rào cản về chính sách tại thị trường này, các doanh nghiệp phải phát triển hệ thống phân phối trên thị trường Trung Quốc, thâm nhập kênh phân phối bán buôn thông qua việc thiết lập công ty liên doanh với doanh nghiệp ở quốc gia này", TS Khôi đề xuất.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạng Sơn: Hơn 400.000 tấn hoa quả, nông sản Việt xuất qua Trung Quốc