Vụ án tiền giả xôn xao dư luận ở Tiền Giang đang đến hồi kết, 7 bị can trong đường dây sản xuất, tàng trữ, lưu hành tiền giả liên tỉnh bị Viện KSND tỉnh Tiền Giang truy tố ra trước tòa để xét xử với số tiền làm giả hơn 240 triệu đồng.

Làm thuê chê tiền ít nên tổ chức đường dây sản xuất tiền giả

Hùng Anh | 19/11/2018, 07:44

Vụ án tiền giả xôn xao dư luận ở Tiền Giang đang đến hồi kết, 7 bị can trong đường dây sản xuất, tàng trữ, lưu hành tiền giả liên tỉnh bị Viện KSND tỉnh Tiền Giang truy tố ra trước tòa để xét xử với số tiền làm giả hơn 240 triệu đồng.

Hai cha con cùng bị bắt vì mua tiền giả về xài

Đinh Vũ Linh (SN 1993) là thợ bạc hành nghề ở ấp Tích Phúc (xã Khánh Thạnh Tân, H.Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), đã có vợ nhưng chưa có con, vì vậy cuộc sống cũng không đến mức khó khăn, nhưng Linh vẫn không bằng lòng. Cuối tháng 8.2017, Linh phát hiện một địa chỉ rao bán tiền giả trên mạng internet, nên nhắn tin đặt mua 30 triệu đồng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng với giá mua 10 triệu đồng tiền thật.

Sau khi thỏa thuận mua bán hoàn tất, Linh được kẻ bán tiền giả hẹn giao hàng vào lúc 14 giờ ngày 30.8.2017 tại cầu Rạch Miễu nối 2 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre. Trước khi đi nhận tiền giả, Linh đem sự việc nói với cha ruột là Đinh Văn Chiến (SN 1972, ngụ cùng địa chỉ). Thay vì ngăn cản con trai không làm chuyện phi pháp, ông Chiến lại băn khoăn không biết tiền giả mua về có sử dụng được hay không và có… bị công an bắt không. Nghe cha nói vậy, Linh trấn an: “Chỉ mua tiền giả về xài thử, lỡ có bị công an bắt thì… bị phạt hành chính chứ không ở tù”, nên ông Chiến đồng tình và lấy xe gắn máy chở Linh đi mua tiền giả.

Khi ông Chiến chở Linh đến cầu Rạch Miễu thì được người bán tiền giả thông báo sẽ đến trễ, nên haicha con Chiến chở nhau đi lòng vòng trong nội ô TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) để chờ. Đến khoảng 21 giờ, người bán tiền giả gọi điện thông báo cho Linh là đã mang hàng đến TP.Mỹ Tho, hẹn gặp Linh tại vòng xoay ngã ba Trung Lương để giao hàng.

Khi Chiến chở Linh đến, thì liên lạc qua điện thoại và gặp 2 thanh niên đi xe gắn máy Yamaha Nouvo biển số 69 F1-353.73 chờ sẵn, đưa cho Linh gói giấy bên ngoài ghi chữ Bến Tre, bên trong có 1 xấp tiền giả mệnh giá 500.000 đồng. Trong lúc Linh đang kiểm tra số tiền giả vừa nhận thì bị lực lượng trinh sát công an ập đến bắt quả tang.

Linh thừa nhận việc mua tiền giả để sử dụng nhưng khai rằng chỉ hỏi mua 9 triệu đồng tiền giả với giá 3 triệu đồng tiền thật. Tuy nhiên, qua kiểm tra các trinh sát công an phát hiện gói tiền giả mà hai kẻ bán tiền đưa cho Linh tổng mệnhgiá là 30 triệu đồng, trùng khớp với những thỏa thuận mua bán qua trang Facebook cá nhân của Linh với những người bán tiền giả.

Hai cha con Đinh Văn Chiến (phải) và Đinh Vũ Linh bị Công an Tiền Giang bắt quả tang khi đang mua tiền giả - Ảnh: Thanh Anh

Hai kẻ bán tiền giả cùng bị bắt với cha con Linh là Trần Duy Thanh (SN 1987, ngụ H.Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau,tạm trú P.Bình Nhâm, TX.Thuận An, tỉnh Bỉnh Dương) và Nguyễn Long Bình (SN 1994, ngụ xã Long Giang, H.Chợ Mới, tỉnh An Giang,tạm trú P.Thuận Giao, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương)cũng thừa nhận là trước đó Linh đã hỏi mua 30 triệu đồng, chứ không phải mua 9 triệu đồng.

Lộ diện đường dây sản xuất, lưu hành tiền giả liên tỉnh

Thanh và Bình khai nhận quen biết nhau trong thời gian đi làm thuê ở tỉnh Bình Dương. Do làm thuê ít tiền, nên năm 2017, Thanh và Bình bàn nhau làm giả tiền Việt Namđể bán lại kiếm lời. Tháng 5.2017, Thanh chịu trách nhiệm vay số tiền 30 triệu đồng để mua máy tính xách tay, máy in màu, máy scan và các loại giấy, vật tư chuyên dụng khác để sản xuất tiền giả.

Sau khi mua xong máy móc vật tư, Thanh đem toàn bộ về phòng trọ của Bình ở P.Thuận Giao, TX.Thuận An để mở xưởng sản xuất tiền giả. Tại đây, Bình chịu trách nhiệm nghiên cứu cách sản xuất các tờ tiền giả mệnh giá 100.000 đồng. Nhưng sau khi sản xuất thử thì cả Bình và Thanh đều nhận thấy tờ tiền giả này không giống tiền thật, khó có thể tiêu thụ, nên không tiếp tục làm tiền 100.000 đồng.

Sau đó Thanh và Bình vận chuyển toàn bộ máy móc thiết bị về phòng trọ của Thanh ở P.Bình Nhâm, TX.Thuận An, để tiếp tục nghiên cứu sản xuất tiền giả. Tại đây Thanh rủ thêm Sơn Hồng Võ (SN 1991, ngụ xã Kế Thành, H.Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, tạm trú P.Thuận Giao, đi làm thuê) tham gia làm tiền giả để bán kiếm lời.

Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, Bình là người chịu trách nhiệm vào mạng internet lấy hình ảnh thật của tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng, sau đó sử dụng các phần mềm photoshop chỉnh sửa, rồi dùng nhiều thủ thuật khác và máy in màu để in ra tờ tiền giả giống như tiền thật. Chỉ trong thời gian từ tháng 7 - 8.2017, nhóm Thanh, Bình, Võ đã sản xuất được hơn 240 triệu đồng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng. Sau khi có hàng, Thanh là người trực tiếp cất giữ số tiền giả để chào bán cho những người có nhu cầu mua tiền giả.

Để tìm kiếm khách hàng, Thanh và Bình tổ chức chụp ảnh, quay video giới thiệu “sản phẩm tiền giả 500.000 đồng” đăng lên trang Facebook “Lan Thái tiền giả”, rao bán với tỷlệ 1 triệu đồng tiền thật đổi 3 triệu đồng tiền giả. Lượngchào bán thấp nhất là 15 triệu đồng tiền giả. Khách hàng chỉ cần gọi điện hoặc nhắn tin vào số điện thoại đăng trên mạng thỏa thuận giá cả, số lượng, thời gian và địa điểm giao hàng là nhóm của Thanh sẽ giao tiền tận nơi. Toàn bộ số tiền thật sau khi bán tiền giả do Thanh trực tiếp quản lý, chi xài cá nhân theo yêu cầu của cả nhóm.

Tại cơ quan công an, nhóm của Thanh khai nhận từ khi rao bán tiền giả trên Facebook đến khi bị công an bắt giữ ngày 30.8.2017, cả bọn đã bán được khoảng 175 triệu đồng tiền giả, thu được hơn 58 triệu đồng tiền thật chia nhau tiêu xài. Địa bàn bán tiền giả của nhóm Thanh, Bình, Võ trải dài từ Bình Dương đến TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và hầu hết đều liên lạc mua bán qua mạng xã hội Facebook. Số tiền giả bán ra thấp nhất là 10 triệu đồng (thu về 3,3 triệu đồng tiền thật) và cao nhất là 60 triệu đồng (thu về 20 triệu đồng tiền thật).

Sau khi nhóm sản xuất buôn bán tiền giả của Thanh bị bắt, cơ quan công an đã thu giữ nhiều máy móc tang vật và 186 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng và 1 tờ tiền giả mệnh giá 100.000 đồng. Mở rộng điều tra, cơ quan công an còn bắt giữ thêm những người có liên quan trong đường dây tàng trữ, lưu hành tiền giả của Thanh là Phan Bảo Duy (SN 1992, công nhân, ngụ xã Quách Phẩm, H.Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;tạm trú TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), Trương Vĩnh Thạnh (SN 1984, ngụ TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang;tạm trú TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Duy và Thạnh bị bắt vì có hành vi mua, tàng trữ và lưu hành sử dụng tiền giả đã mua của nhóm Thanh, Bình, Võ.

Kết thúc điều tra, 3 bị can Thanh, Bình, Võ bị Viện KSND tỉnh Tiền Giang truy tố về tội “Làm, lưu hành tiền giả” theo khoản 3 điều 180 Bộ luật Hình sự, có mức phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân; 2 cha con Chiến, Linh bị truy tố tội “Lưu hành tiền giả” theo khoản 2 điều 180 Bộ luật Hình sự, có mức phạt tù từ 5 - 12 năm; 2 bị can Duy và Thạnh bị truy tố tội danh “Tàng trữ, lưu hành tiền giả” theo khoản 1, điều 180, Bộ luật Hình sự, có mức phạt tù từ 3 - 7 năm. Ngoài 7 bị can bị truy tố, cơ quan công anđang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Thanh Anh
Bài liên quan
Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố trong vụ án xảy ra tại VNCERT
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) và 12 bị can khác bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm thuê chê tiền ít nên tổ chức đường dây sản xuất tiền giả