Trong khi lạm phát cơ bản vẫn duy trì quanh mức 1,8% thì lạm phát toàn phần tăng tương đối nhanh và có khả năng chạm mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Lạm phát tiếp cận mốc mà Quốc hội đã dự kiến

tuyetnhung | 13/10/2016, 06:28

Trong khi lạm phát cơ bản vẫn duy trì quanh mức 1,8% thì lạm phát toàn phần tăng tương đối nhanh và có khả năng chạm mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 3/2016 của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, tiếp tục xu hướng trong nửa đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng đáng kể trong quý 2, đặc biệt khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng 9. Chỉ tính riêng trong tháng 9, CPI đã tăng 0,54%, với sự đóng góp 0,42 điểm phần trăm của nhóm giáo dục.

VEPR cho rằngtrong khi lạm phát cơ bản vẫn duy trì quanh mức 1,8% thì lạm phát toàn phần tăng tương đối nhanh.So với cùng kỳ năm trước, lạm phát cuối quý 3 đạt 3,34%, trong khi lạm phát cơ bản ở mức 1,85%. Điều này có thể cho thấy rõ tác động của việc điều chỉnh giá nhóm hàng do nhà nước quản lý tới mức giá chung.

"Cần chú ý rằng lạm phát cơ bản đo lường sự thay đổi trong mức giá chung của nền kinh tế sau khi đã loại trừ yếu tố năng lượng, lương thực - thực phẩm và các dịch vụ do nhà nước quản lý", VEPR cho biết.

Báo cáo cũng chỉ ra trong quý 3, cả hai nhóm dịch vụ y tế và giáo dục đã lần lượt được điều chỉnh. Đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong tháng 8 và dịch vụ giáo dục tháng 9 khiến chỉ số giá tiêu dùng nhóm này đã tăng lần lượt 6,2% và 7,7% so với cuối quý 2.

Trong khi đó, theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, giá dịch vụ y tế vẫn cần phải điều chỉnh tiếp để có thể tính đầy đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp vào cuối năm 2016. Cho nên, kể từ quý 2, Liên Bộ Y tế - Tài chính đã quyết định thực hiện chia nhỏ các đợt điều chỉnh thay vì điều chỉnh một lần như dự kiến ban đầu.

Do vậy, 3 đợt điều chỉnh tiếp theo dự kiến vào 3 tháng cuối năm sẽ có tác độngtới CPI do cần điều chỉnh tại những tỉnh thành có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thấp hơn.

Từ những diễn biến tình hình trên, VEPR nhận định rằng lạm phát tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm là không thể tránhkhỏi, khi giá dịch vụ y tế mới được điều chỉnh ở 16 tỉnh thành trong quý 3. Giá năng lượng phục hồi trong khi giá lương thực thế giới vẫn là một ẩn số có thể tạo áp lực lên mặt bằng giá trong nước.

Trong khi đó, nguồn cung tiền vẫn đang được điều chỉnh tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm 2015. Những yếu tố này khiến lạm phát hoàn toàn có thể chạm mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Do vậy, VEPR cho rằng các cơ quan hoạch định chính sách cần thận trọng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Đặc biệt cần linh động trong điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong quý 4 và đầu năm 2017, trong trường hợp có thể gây rủi ro lạm phát.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạm phát tiếp cận mốc mà Quốc hội đã dự kiến