Trong Luật Hôn nhân và Gia đình, bạo lực gia đình - giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng những cái bạt tai và nắm đấm - là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Dù là dưới góc độ tâm lý hay pháp lý, phụ nữ khi bị chồng đánh không nên im lặng cam chịu mà hãy đứng lên, mở cửa ra và tự bảo vệ chính mình.

Làm gì khi thường xuyên bị chồng bạo lực?

Thùy Vân | 08/03/2020, 09:03

Trong Luật Hôn nhân và Gia đình, bạo lực gia đình - giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng những cái bạt tai và nắm đấm - là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Dù là dưới góc độ tâm lý hay pháp lý, phụ nữ khi bị chồng đánh không nên im lặng cam chịu mà hãy đứng lên, mở cửa ra và tự bảo vệ chính mình.

Dưới đây là những cách để phụ nữ bảo vệ chính mình khi bị chồng bạo lực.

Tìm cách mở toang cửa ra mỗi khi bị chồng đánh

Theo các chuyên gia tâm lý thì việc xấu hổ với hàng xóm và tìm cách đóng cửa lại mỗi khi bị đánh là một giải pháp bế tắc khiến cho bạo lực gia đình mãi mãi không bao giờ có thể giải quyết được. Ngược lại, nếu mở cửa ra để tất cả mọi người nhìn thấy, bạn không chỉ có thể có đường thoát hiểm để cứu lấy bản thân mình mà người chồng cũng sẽ cảm thấy xấu hổ khi bạn có được sự can thiệp, giúp đỡ từ hàng xóm, láng giềng.

Tránh xa những nơi nguy hiểm trong nhà

Nếu bạn đang bị đe dọa, hãy tránh xa những nơi trong nhà có thể khiến bạn bị nhốt lại như tủ đồ, nhà tắm hay các không gian nhỏ. Thay vào đó, hãy tìm căn phòng có cửa ra vào hay cửa sổ để bạn có thể trốn thoát khi cần thiết.

Tránh xa nhà bếp vì chồng có thể dùng những vật dụng trong bếp làm hung khí. Nếu được, hãy trốn vào một căn phòng khóa từ bên trong để khóa chồng bạn ở bên ngoài.

Cố gắng thoát chạy thật nhanh đến nơi nào bạn có thể nương náu

Nhà hàng xóm, đồn công an, nhà người thân, bạn bè... Hãy tắt điện thoại và tĩnh trí ở một nơi gã không tìm được, bình tĩnh suy nghĩ và lên đồn công an trình bày sự việc. Nếu bạn không lên tiếng, sẽ không ai giúp bạn cả. Bỏ cái sĩ diện ấu trĩ của bạn đi nếu bạn còn muốn sống yên ổn và hạnh phúc.

Trên đời này, không ai có quyền xâm phạm đến thân thể của bạn nếu bạn không cho phép. Luật pháp đã có quy định, dư luận cũng chẳng đồng tình. Nếu gã vẫn tiếp tục đánh bạn, chỉ là vì chính bạn đã cho phép gã làm như thế. Nếu không, hãy lên tiếng, vì phụ nữ sinh ra là để được yêu thương, chứ không phải để bị đánh.

Cố gắng thỏa thuận, đưa thứ anh ta cần

Nếu bạn đang gặp nguy hiểm, nên cân nhắc thỏa thuận, đưa thứ chồng cần trước. Bạn có quyền bảo vệ bản thân an toàn. Không cần phải xấu hổ hay cảm thấy sai trái vì làm điều gì đó để bảo vệ an toàn của bản thân.

Nhờ sự giúp đỡ, can thiệp của gia đình nội ngoại khi gã chồng đã bình tĩnh lại

Khi bị đánh bạn đừng nên im lặng mà hãy chia sẻ với gia đình hai bên để có giải pháp hữu hiệu nhất. Đôi khi nhờ những lời khuyên nhủ của bố mẹ, anh chị, người chồng nhận ra lỗi sai của mình và kiềm chế lại những cơn thịnh nộ khi vợ sai.

Dừng lại khi không thể vượt qua

Nếu nguyên nhân xuất phát từ chính tính vũ phu của người chồng, bạn có thể chịu đựng 1 lần, 2 lần chứ không thể chịu đựng được mãi. Có những người phụ nữ chấp nhận số phận, chấp nhận cho chồng đánh để đổi lại một thứ duy nhất là con cái được ở bên bố, bên mẹ, có gia đình nhưng đó có thực sự là gia đình không khi đứa trẻ hàng ngày chứng kiến cảnh bố đánh mẹ, đánh đến chết đi sống lại. Đừng mù quáng một cách ngớ ngẩn như thế nhé chị em, vì đó là sự dại dột, ngốc nghếch nhất khi nguyên nhân không hề xuất phát từ chính bạn.

Người chồng đánh vợ bị phạt như thế nào?

Phạt hành chính từ 1 -2 triệu đồng

Theo Điều 49 của Nghị định167/2013/NĐ-CP, người chồng đánh đập gây thương tích cho vợ hoặc thành viên khác trong gia đình bị phạt từ 01 – 1,5 triệu đồng.

Nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hay vật dụng khác gây thương tích; Không đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương thì bị phạt từ 1,5 – 2 triệu đồng.

Ngoài ra, người chồng còn bị buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.

Xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích

Theo Điều 134Bộ luật Hình sự2015, nếu người chồng cố ý gây thương tích cho vợ mà tỷ lệ tổn thương từ 11% hoặc dưới 10% nhưng dùng hung khí nguy hiểm; dùng axit; gây cố tật nhẹ cho vợ hoặc phạm tội 2 lần trở lên thì sẽ bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích với mức phạt là cải tạo không không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm…

Trên đây là những tư vấn của LuatVietnam dưới góc độ pháp lý về việc Phụ nữ nên làm gì khi bị chồng đánh? Tuy nhiên, những tư vấn này chỉ mang tính chất tham khảo. Cách xử lý trong thực tế còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của sự việc, hoàn cảnh và tình cảm của những người trong cuộc. Nếu người vợ bị chồng đánh cảm thấy không thể cứu vãn cuộc hôn nhân này, có thể tham khảo thêm vềthủ tục ly hôn.

An Hoa (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì khi thường xuyên bị chồng bạo lực?