Đầu ra từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng là một loại sợi nhựa có thể được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm dệt may khác nhau như khuy áo, kẹp áo, khung áo, móc áo… chẳng hạn.

Làm gì để thúc đẩy xuất khẩu dệt may sau dịch COVID-19

Anh Tú | 22/11/2021, 09:48

Đầu ra từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng là một loại sợi nhựa có thể được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm dệt may khác nhau như khuy áo, kẹp áo, khung áo, móc áo… chẳng hạn.

Khẩu trang sau khi bỏ đi không chỉ là rác y tế mà nếu biết tận dụng, chúng có thể phục vụ tốt cho xuất khẩu may mặc. Thậm chí, nếu biết dùng nguy cơ chuyển hóa thành thời cơ, thành cơ hội thì chúng ta còn có thể tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm dệt may, tạo được những khác biệt mang dấu ấn sáng tạo của con người Việt Nam.

khau-trang.jpg

Ý tưởng dùng khẩu trang bỏ đi cho công nghiệp may mặc do Công ty khởi nghiệp Plaxtil nằm ở thị trấn nhỏ Châtellerault gần thành phố Tours của Pháp khởi xướng. Vào mùa thu năm 2019, hai người sáng lập của công ty, Olivier Civil và Jean-Marc Neveu, đã lên kế hoạch tái chế quần áo cũ, xử lý nó để tạo ra một loại nhựa mới có tên "Plaxtil". Tuy nhiên, giống như nhiều công ty trên thế giới, khi coronavirus bùng phát, công ty khởi nghiệp của Pháp đã thay đổi chiến lược. Thay vì tái chế quần áo cũ, Civil and Neveu chuyển sang tái chế khẩu trang y tế mà chúng ta quen sử dụng một lần. Đây là loại khẩu trang thường được làm từ nhựa như polypropylene.

Để có được nguồn thu gom ổn định, Civil và Neveu đã hợp tác với các cửa hàng và siêu thị địa phương để thiết lập mạng lưới thu gom khẩu trang dùng một lần. Người dân thay vì bỏ khẩu trang đã dùng vào thùng rác thì mang đến siêu thị khi họ đi mua hàng.

Khi nghĩ đến khẩu trang tái chế, sẽ có người lo lắng về tính an toàn của sản xuất do nguy cơ mầm bệnh từ khẩu trang. Neveu nói: “Quy trình của chúng tôi hoàn toàn an toàn”. Ông giải thích rằng vật liệu thu thập được đầu tiên được đưa vào kiểm dịch để tránh sử dụng chất xơ lây nhiễm. Cụ thể, những chiếc khẩu trang được thu thập và đặt trong “vùng cách ly” trong bốn ngày. Sau đó, vật liệu được làm sạch trong đường hầm khử trùng bằng tia cực tím để loại bỏ một số vi khuẩn có thể còn tồn tại qua tia UV.

Tiếp đó, chúng được nghiền thành những mảnh nhỏ và lại được chiếu tia cực tím để đảm bảo chúng được khử nhiễm hoàn toàn trước khi quá trình tái chế bắt đầu. Civil giải thích thêm: "Cụ thể, chúng tôi lấy vải, từ quần áo - hay bây giờ là khẩu trang – mà chúng tôi thu gom được. Sau đó, chúng tôi nghiền nhỏ, trộn chúng với một loại vật liệu kết dính và biến chúng thành một vật liệu gọi là Plaxtil, có thể được sử dụng trong công nghiệp. và được đúc như nhựa bình thường”.

khautrang2.jpg

Từ thứ vật liệu được tái chế từ khẩu trang, Plaxtil có thể chế tạo ra kính che mặt chống giọt bắn, những thứ đang được sử dụng trong cuộc chiến chống lại COVID. Chưa hết, đầu ra từ tái chế khẩu trang dùng 1 lần còn có một loại sợi nhựa có thể được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm dệt may khác nhau như khuy áo, kẹp áo, khung áo, móc áo… chẳng hạn.

Công nghệ này thực ra không quá cao siêu. Vấn đề chỉ là nếu Việt Nam chúng ta xây dựng được hệ thống thu gom xử lý tốt thì việc lọc những khẩu trang đã qua sử dụng và tái chế chúng thành các sản phẩm nhựa hữu ích hoàn toàn khả thi.

Nếu các sản phậm nhựa từ khẩu trang tái chế được dùng cho công nghệ dệt may thì đó là một ý tưởng rất tuyệt vời. Hiện dệt may đang là một trong những ngành mũi nhọn phục vụ xuất khẩu của nước ta. Nhu cầu các sản phẩm nhựa là phụ kiện cho dệt may rất cao. Hãy thử tưởng tượng các hàng dệt may made in Việt Nam sử dụng sản phẩm tái chế từ khẩu trang thì điều này sẽ giúp ghi điểm rất lớn trên các thị trường Âu Mỹ. Người dân tại Âu Mỹ luôn đánh giá cao các sản phẩm thân thiện môi trường và họ sẽ không ngần ngại ủng hộ mặt hàng giúp giải quyết bài toán khó cho môi trường dưới tác động của dịch COVID.

Xa hơn nữa, nếu những sản phẩm này thành hiện thực thì nó còn giúp nâng cao vị thế và uy tín nước ta trên thế giới trong cam kết bảo vệ môi trường. Đây là thời điểm để các nhà khoa học, các doanh nghiệp và cả các cơ quan cùng xắn tay vào cuộc giải bài toán môi trường và thúc đẩy kinh tế hậu COVID.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì để thúc đẩy xuất khẩu dệt may sau dịch COVID-19