Xét nghiệm lái xe, nhân viên phục vụ, hành khách, người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ khi nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ; người đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Lái xe, hành khách, nhân viên bến xe phải xét nghiệm trong trường hợp nào?

Lam Thanh | 17/10/2021, 14:08

Xét nghiệm lái xe, nhân viên phục vụ, hành khách, người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ khi nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ; người đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Bộ GTVT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời mới về tổ chức vận tải với 5 lĩnh vực, trong đó nêu rõ 3 loại hình vận tải được hoạt động ở vùng dịch cấp độ 4 theo hướng dẫn cụ thể đồng thời quy định không bắt buộc xét nghiệm y tế với hành khách đi đường bộ, đường sông, đường biển.

Tại hướng dẫn này, Bộ GTVT  yêu cầu các bến xe, trạm dừng nghỉ, nơi xếp dỡ hàng hóa xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách, xếp dỡ hàng hóa bảo đảm an toàn theo các quy định về phòng chống dịch; bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức test nhanh COVID-19; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời bảo đảm thông thoáng…

Bộ GTVT cũng yêu cầu xét nghiệm lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách và người làm việc tại bến xe, nơi xếp dỡ hàng hóa, trạm dừng nghỉ với một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.

Người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh sẽ chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc khi đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế (vùng phong tỏa). Việc xét nghiệm COVID-19 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

Đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô phải xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và quy định về phòng chống dịch COVID-19; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch do địa phương công bố; yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách tại các địa điểm theo quy định.

Đối với vận tải khách, trường hợp có hành khách đi từ địa bàn có dịch ở cấp 4 phải lập danh sách hành khách đi xe; giao cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hướng dẫn hành khách tự kê khai; sao gửi danh sách hành khách đi xe về Sở GTVT nơi đi, nơi đến; lưu trữ bản chính danh sách hành khách đi xe tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống dịch COVID-19.

Bộ GTVT cho biết hướng dẫn nhằm khôi phục lại hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) phù hợp với công tác phòng chống dịch COVID-19 để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, hướng dẫn tạm thời mới này chỉ điều chỉnh các quy định tổ chức vận tải đối với 3 lĩnh vực đường bộ, hàng hải và đường thủy nội địa.

Riêng hàng không và đường sắt tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành cho đến ngày 20.10. Đối với hàng không là các hướng dẫn số 1776 và 1786. Với đường sắt là quyết định số 1782.

Bộ GTVT đã giao Cục Hàng không Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam có báo cáo sơ kết, đánh giá thời gian thực hiện thí điểm tổ chức vận tải hành khách, đồng thời đề xuất phương án, kế hoạch tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo; khẩn trương báo cáo Bộ GTVT để xem xét, đánh giá và báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch xem xét, quyết định.

Bộ GTVT khẳng định, hướng dẫn tạm thời mới nhằm bảo đảm thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.

Đồng thời, việc này bảo đảm sự chủ động, thống nhất, đồng bộ giữa Bộ GTVT, Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp về tổ chức hoạt động của 5 lĩnh vực; phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch.

Theo đó, không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lái xe, hành khách, nhân viên bến xe phải xét nghiệm trong trường hợp nào?