Thời gian gần đây, một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động, với mức giảm từ 0,1 – 0,4%, thậm chí 1%. Đà giảm mạnh lãi suất của các ngân hàng khiến mặt bằng kỳ hạn ngắn thấp hơn hẳn so với trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất tiết kiệm lại giảm mạnh, gửi tiền cách nào có lợi nhất?

04/09/2020, 12:07

Thời gian gần đây, một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động, với mức giảm từ 0,1 – 0,4%, thậm chí 1%. Đà giảm mạnh lãi suất của các ngân hàng khiến mặt bằng kỳ hạn ngắn thấp hơn hẳn so với trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Các ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động - Ảnh: Internet

Ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất tiết kiệm

Từ tháng 8 tới nay, tại một số nhà băng, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng đã giảm xuống chỉ còn dưới mức 3%. Cụ thể, ở Techcombank, chỉ trong nửa tháng, nhà băng này đã hai lần hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng. Hiện tại, lãi suất tiết kiệm tại Techcombank đã giảm từ 0,3 – 0,6% so với nửa tháng trước, niêm yết ở mức 2,85 - 3,2%/năm. Mức lãi này thấp hơn nhiều so với lãi suất trần 4,25% của Ngân hàng Nhà nước.

Trong khi đó, BaoVietbank mới đây đã giảm 0,5% kỳ hạn gửi 1 tháng, từ 4% xuống chỉ còn 3,5%/năm vào cuối tháng 8. Lãi suất gửi tại quầy cho kỳ hạn 1 tháng tại HDBank và MSB giảm 0,1%, xuống lần lượt là 3,8%/năm và 4,15%/năm.

Ở nhóm ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank), mức lãi suất tiền gửi áp dụng cho kỳ hạn 1-3 tháng của những nhà băng này đang thấp hơn so với thị trường, khi cùng ở mức 3,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 3,8%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.

Tương tự, ở kỳ hạn 6 tháng, nhiều ngân hàng cũng giảm mạnh lãi suất từ 0,5% đến 0,9%. Đơn cử như GPBank giảm tới 0,9%, đưa lãi suất kỳ hạn 6 tháng xuống mức 5,9%/năm. ABBank, OCB, MSB, PGBank, SHB cùng giảm 0,5%...

Không riêng gì các kỳ hạn dưới 6 tháng, lãi suất kỳ hạn 6 – 12 tháng, 13 tháng trên thị trường cũng giảm về mức 5-7,5%. Hiện tại, không còn ngân hàng nào đưa ra mức lãi suất trên 8% cho tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trở xuống.

Theo đó, GPBank giảm từ 7% xuống 6,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng. PGBank giảm từ 6,9% xuống 6,1%/năm; BaoVietbank giảm từ 7,92% về 7,22%/năm; ABBank giảm từ 7,4% về 6,8%/năm; Vietcapital Bank giảm từ 7,3% về 6,8%/năm...

Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất huy động bằng tiền VNĐ của các ngân hàng đã có xu hướng giảm trong tháng 8 vừa qua. Hiện lãi, suất huy động phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7-4,25%/năm với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 4,4-6,4%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng. Với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất huy động hiện ở mức 6-7,3%/năm.

Một số chuyên gia cho rằng việc các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động nhằm để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế, bởi nếu không thể giảm lãi suất đầu vào, ngân hàng sẽ không thể giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Gửi tiền ngân hàng nào lợi nhất?

Theo dải lãi suất tiền gửi của hệ thống ngân hàng hiện nay, xét về lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng trở lên, NCB là nhà băng niêm yết lãi suất kỳ hạn này cao nhất với mức 7,05%/năm. CBBank cũng niêm yết lãi suất kỳ hạn này ở mức 7%/năm.

Còn ở nhóm ngân hàng tư nhân có quy mô lớn, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng dao động trong khoảng 5,6-6%/năm. Cá biệt có Techcombank chỉ đưa ra mức lãi suất 4,6 - 5,1%/năm với khách hàng thường và 4,9-5,2% với khách hàng ưu tiên, thấp nhất nhóm tư nhân.

Đặc biệt, ở kỳ hạn này, 4 ngân hàng quốc doanh vẫn là nhóm có mức lãi suất thấp nhất trên thị trường khi chỉ niêm yết ở mức 4,4%/năm. So với đầu năm, lãi suất tại Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank đã giảm 1%/năm.

Trong khi đó, ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiền gửi cao nhất thị trường đang được PVcomBank niêm yết ở mức 7,99%/năm. Theo sau là SCB với 7,5%/năm; DongABank là 7,4%/năm; NCB là 7,3%/năm; BaoVietBank 7,22%/năm; Eximbank 7,2%/năm; NamABank 7,1%/năm; OceanBank 7,05%/năm và CBBank, BacABank đều cùng ở mức 7%/năm.

Tại kỳ hạn này, Techcombank tiếp tục là ngân hàng tư nhân có lãi suất thấp nhất khi chỉ niêm yết ở mức 4,9-5,4%/năm với khách hàng thường và 5,2-5,5%/năm với khách hàng ưu tiên. Tiếp đến là lãi suất tại VPBank chỉ còn 5,8-6,3%/năm; ACB 5,7-6%/năm; MBBank cố định ở 6%/năm; SHB và Sacombank cùng ở mức 6,5%/năm. Còn nhóm ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank cùng niêm yết ở 6%/năm.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãi suất tiết kiệm lại giảm mạnh, gửi tiền cách nào có lợi nhất?