Không thể phủ nhận sức hấp dẫn từ những cuộc thi người mẫu trên truyền hình hiện nay như The Face, Vietnam's Next Top Model… đã góp phần làm phong phú thêm cho truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên càng về sau thì chất lượng của những cuộc thi này càng giảm sút và dần đi đến “mất kiểm soát” bởi những yếu tố hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn của một cuộc thi.

Lại một mùa gameshow ‘cãi nhau như vỡ chợ’

TIỂU VŨ | 10/11/2018, 20:38

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn từ những cuộc thi người mẫu trên truyền hình hiện nay như The Face, Vietnam's Next Top Model… đã góp phần làm phong phú thêm cho truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên càng về sau thì chất lượng của những cuộc thi này càng giảm sút và dần đi đến “mất kiểm soát” bởi những yếu tố hoàn toàn nằm ngoài chuyên môn của một cuộc thi.

The Face Vietnamlà show truyền hình thực tế về ngành người mẫu thời trang xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016. Cuộc thi nhằm tìm kiếm một người mẫu có đầy đủ ngoại hình và kỹ năng cần thiết để trở thành một người mẫu thương mại hoặc cao hơn là đại diện thương hiệu. Hai mùa đầu tiên của The Face do Công tyCát Tiên Satổ chức sản xuất với phiên bản Việt hóa mang tênGương mặt thương hiệu được phát trên sóng truyền hình quốc gia (VTV). Từ năm 2018, Công ty Mutilmedia JSC giành được bản quyền và tổ chức phiên bảnGương mặt người mẫu Việt Namvà được phát sóng trên kênh VTV9 từ ngày 23.9.2018.

Nếu như phiên bản gốc The Face tại Mỹ có thời lượng ngắn nhưng vẫn đảm bảo cân bằng được tính chuyên môn và giải trí thìThe Face Vietnam có vẻ như hướng khán giả vào những câu chuyện không đâu vào đâu bằng những màn "chặt chém", cãi nhau, những câu chuyện ngoài lề không đâu vào đâu khiến cho người xem ngày càng cảm thấy ngao ngán.

Các người mẫu cãi nhau với những biểu cảm mà khán giả gọi là "khủng khiếp" tại The Face 2017 - Ảnh: Cắt từ clip

Trong mùaThe Face Vietnamnăm 2017, khán giả phải “căng mình” để chứng kiến những cuộc cãi nhau như vỡ chợcủa các người mẫu củahuấn luyện viên (HLV) Hoàng Thùy, Lan Khuê, Minh Tú...Nhiều người đã thất vọng với nội dung của chương trình khi khai thác quá đậm việc đấu đá giữa thí sinh và các HLV, trong khi vấn đề chuyên môn bị xem nhẹ.

Và bây giờ, mùa The Face 2018 cũng không có gì quákhác biệt. Trên sóng truyền hình lại tiếp tục xuất hiện “chiêu trò” chặt chém, đấu khẩu ồn ào một cách phản cảm giữa người chơi và huấn luyện viên để lôi kéo sự chú ý của khán giả.

Cụ thể trong tập 5, màn tranh cãi gay gắt giữa Trương Thanh Long và Bella trong team Minh Hằng khiến không khítrở nên ngột ngạt khithí sinhBella bịTrương Thanh Long nói nặng lời “Đừng có suốt ngày lấy nước mắt ra mà khóc lóc. Diễn tuồng mệt lắm!”.

Cuộc tranh cãi với những ngôn từ vô cùngcăng thẳng trong CTThe Face 2018 - Ảnh: Cắt từ clip

Trong khi đó, HLV Minh Hằng cũngdùng những lời nói rất nặng nề về thí sinh Như Mỹ của đội mình khi nhận xét vềhành động của cô này trong chuyến viếng thăm viện dưỡng lão. Thí sinh Như Mỹ cũng tỏ ra mình “không phải dạng vừa đâu” đáp lại“Tôi rất bức xúc và bực mình vì đó là sai sót của tôi. Chị (Minh Hằng - NV) có thể chửi mắng, nhắc nhở tôi nhưng không đến nỗi quy chụp cả gia đình tôi như vậy”.

Còn HLVHoàng Yến tỏ ra không phục khi haithí sinhBrian Trần và Huy Quang của đội mình bị loại. Côlên tiếng “The Face Vietnam nên đổi tên thành The Bè lũ”. Sau đó Hoàng Yến thách thức: “Trên đời này có rất nhiều người muốn hãm hại Võ Hoàng Yến, nhưng hại được hay không, chờ hồi sau sẽ rõ”.

Xem clip:Cuộc cãi vã nặng lời của Trương Thanh Long và Bella:

Gần đâynhất là trong một một clip quảng bá cho tập 6 của chương trình, khán giả chứng kiến cảnh HLV Võ Hoàng Yến chạy thẳng vào chỗ ghi hình quát mắng thí sinh Quỳnh Anh và đòi... nhét chai trà sữa vào miệng Quỳnh Anh khi cô này diễn xuất không đúng ý trong một thử thách.

Những ví dụ điển hình trên trong một chương trình cụ thể là The Face Vietnam2018 cũng chỉ là một trongvô số những tình huống diễn ra như cơm bữa tại các cuộc thi người đẹp trên sóng.

Các HLV The Face đôi co nhau trên truyền hình - Ảnh:Chụp màn hình

Trong những năm gần đây, truyền hình thực tế ở Việt Nam phát triển hơn, nhiều chương trình chất lượng về mặt nghệ thuật đã khẳng định được tên tuổi và thương hiệu đang được công chúngđón nhận. Truyền hình thực tế, các gameshow đã trở thành món ăn quen thuộctrong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Cũng chính từ những sân chơi này, nhiều tài năng được phát hiện sau đó tỏa sáng trong làng giải trí Việt.

Thế nhưng những tình huống “bên ngoài chuyên môn” cứ được lặp đi lặp lạikhiến cho khán giả bắt đầu nghi hoặc và đặt câu hỏi liệu những lần cãi nhau chửi nhau có phải là “một phần tất yếu” của các chương trình này để PR câu khách hay không?Khi khán giả nói như vậy có nghĩa là họ bắt đầu nhận thức mình đang bị nhà sản xuất chương trình đang “xỏ mũi”, vì vậy nguy cơ khán giả tẩy chay những chương trình kiểu như vậy là hoàn toàn có thật.

Bên cạnh đó, trước những ứng xử đầy phản cảm trong cuộc thi người đẹp trên sóng truyền hình hiện nay, công chúng đặt câu hỏi: Trách nhiệm của nhà đài ở đâu? Trên thực tế, để phát sóng một chương trình đến với người xem thì nhà đài phải trải qua một quy trình rất nghiêm ngặt từ quay hình, dàn dựng cho đến kiểm duyệt, cắt xén những hạt sạn để cung cấp cho khán giả những hình ảnh đẹp nhất từ chương trình.

Xem clip: Thí sinhVietnam's Next Top Model đánh nhau:

Thế nhưng, những màn cãi vã,ứng xử thiếu văn hóa của các người đẹp tại sao vẫn được lên sóng?Phải chăng vì chạy theo những thị hiếu, vì áp lực rating, vì muốn tạo ra để những scandal để thu hút khán giả nên nhà đài bắt đầu buông lỏng khâu kiểm duyệt?

Thực tế cho thấy, những cuộc thi người đẹp trên sóng truyền hình ở Việt Nam hiện nay đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất bởi sự cạnh tranh khốc liệt của các gamshow khác như hài, ca nhạc cũng đang phủ sóng trên mọi khung giờ… Từ những yếu tố không thuận lợi đó, để "lôi kéo" khán giả chuyển kênhxem chương trình của mình, các nhà sản xuất"tập trung" nhiều hơn vào việc tạo scandal, gây tranh cãi để hút khán giả, để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh thương mại?

Việc xây dựng một phong cách văn hóa trong các chương trình giải trí trên sóng truyền hình - nơi có đến hàng triệu khán giả theo dõi mỗi ngày luôn là một sự lựa chọn thông minh cho bất cứ nhà sản xuất nào có tham vọng thu hút khán giả đến với chương trình của một cách lâu dài. Bởi từ cách ứng xử có văn hóa của người tham gia, của giám khảo, HLV sẽ tạo nên thương hiệu tốt đẹp của nhà đài cũng như nhà sản xuất.

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lại một mùa gameshow ‘cãi nhau như vỡ chợ’