Nữ nô lệ Harriet Tubman và danh ca opera Marian Anderson không phải là những phụ nữ đầu tiên được xuất hiện trên đồng tiền trong lịch sử nước Mỹ, nhưng họ là những người đầu tiên đánh dấu sự tái xuất hiện của phụ nữ trên đồng tiền Mỹ sau hơn 1 thế kỷ.

Lai lịch những phụ nữ từng xuất hiện trên đồng USD

Cẩm Bình | 22/04/2016, 12:50

Nữ nô lệ Harriet Tubman và danh ca opera Marian Anderson không phải là những phụ nữ đầu tiên được xuất hiện trên đồng tiền trong lịch sử nước Mỹ, nhưng họ là những người đầu tiên đánh dấu sự tái xuất hiện của phụ nữ trên đồng tiền Mỹ sau hơn 1 thế kỷ.

Dựa theo một bức tranhtrên mái vòm của điện Capitol và một tờ tiền được phát hành năm1865, người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên tờ tiền USD là Pocahontas, hay Rebecca Rolfe, một người da đỏ bản địa đã có công giúp những nhà thám hiểm da trắng định cư tại Jamestown. Hình của bà đã từng được in trên mặt sau tờ 20 USD, trong đó bà đang mặc áo choàng và quỳ gối trước một linh mục, đứnghai bênbà làngười Mỹ bản địa và người di cư đến Mỹ.

Sau Pocahontas, đến lượt Martha Washington, đệ nhất phu nhân đầu tiên của Mỹ, vợ của Tổng thống George Washington, xuất hiện trên tờ 1 USD vào các năm 1886, 1891 và 1896.

Với việc Bộ tài chính Mỹ công bố sẽ đưa hình bà Harriet Tubman, người phụ nữ gốc Phi đã đấu tranh để bãi bỏ chế độ nô lệ, thay thế Tổng thống Andrew Jackson cũng như sẽ đưa thêm nhiều hình phụ nữ khác vào mặt sau của tờ 5 USD và 10 USD, hình ảnh người phụ nữ đã tái xuất hiện trên tờ tiền Mỹ sau 1 thế kỷ vắng bóng, vì tiền in hình Pocahontas và Martha Washington đã không còn được lưu hành vào cuối những năm 1800 và chính thức biến mất vào những năm 1920.

Theo bà Ellen Feingold, người quản lý bộ sưu tập tiền cổ của Bảo tàng lịch sử Mỹ Smithsonian, “đây là lần đầu tiên có một cuộc thảo luận tầm cỡ quốc gia về việc đồng tiền của chúng ta sẽ trông như thế nào. Và việc vinh danh người phụ nữ Mỹ bằng cách in hình họ trên tờ tiền của chúng ta quả thực là một thay đổi lớn, một khoảnh khắc đầy ý nghĩa”.

Trong cuộc họp báo ngày 20.4, ông Jacob Lew, Bộ trưởng Bộ tài chính, cho biết đối với tờ 5 USD và 10 USD, hình của cựu Bộ trưởng tài chính Alexander Hamilton và Abraham Lincoln sẽ được giữ nguyên ở mặt trước, hình ảnh của những phụ nữ đã đấu tranh cho quyền được bầu cử của nữ giới sẽ được đưa vào mặt sau của tờ 10 USD, và buổi hòa nhạc thúc đẩy phong trào dân quyền tại Đài tưởng niệm Lincoln năm 1939 có sự tham gia của danh ca opera da màu Marian Anderson cùng cựu đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt sẽ xuất hiện ở mặt sau tờ 5 USD.

Bà Feingold cho biết, “có rất ít người phụ nữ được xuất hiện trên tiền giấy lẫn đồng xu. Pocahontas và Martha Washington là hai người đầu tiên, và cũng là hai người duy nhất xuất hiện trên tiền giấy. Trong vài thập kỷ gần đây, đến lượt Susan B. Anthony, một nhà đấu tranh cho việc bãi bỏ nô lệ; Sacagawea, một phụ nữ da đỏ làm hướng dẫn viên kiêmthông dịch viên trong cuộc thám hiểm Lewis và Clack- cuộc thám hiểm đầu tiên của người Mỹ đến bờ Thái Bình Dương, được xuất hiện trên các đồng bạc. Tuy nhiên, các đồng bạc này lại được lưu hành rất hạn chế”.

Cũng theo bà Feingold, hình tượng phụ nữ thường xuất hiện nhiều hơn trên tiền dưới hình thức là các biểu tượng cho tự do, công lý, hòa bình và chiến thắng.

Mặc dù không phải là những phụ nữ đầu tiên được xuất hiện trên đồng tiền Mỹ, nhưng Harriet Tubman và Marian Anderson là những người Mỹ gốc Phi đầu tiên có được vinh dự này. Đây là một khoảnh khắc quan trọng của người da đen trong lịch sử Mỹ, theo bà Feingold.

Bộ tài chính cho biết, những mẫu tiền mới có hình của những phụ nữ Mỹ sẽ được giới thiệu trong ngày kỉ niệm 100 năm nữ giới nước này giành được quyền bầu cử (2020).

Cũng theo tiết lộ của New York Times, những mẫu tiền này sẽ phải đợi tới năm 2030 mới có thể được lưu hành rộng rãi. Tờ 10 USD sẽ được ra mắt sớm nhất, nhưng Bộ tài chính không cho biết thời gian cụ thể.

Cẩm Bình (theo Newsweek)

Ảnh:Pocahontas, nữ dân da đỏ đã giúp các nhà thám hiểm tân thế giới định cư ở Jamestown
Bài liên quan
Xem ‘Dưới bóng giai nhân’ ngẫm về phụ nữ thời nay
Vở kịch "Dưới bóng giai nhân" (đạo diễn Quang Thảo, cảm tác từ "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du) là một tác phẩm mượn chuyện xưa liên hệ với bối cảnh xã hội hiện đại. Tác giả đã xử lý thân phận và tính cách nhân vật theo một hướng khác: Liệu định kiến xã hội ngày xưa có thực sự công bằng khi gán cho Hoạn Thư một tội ác vô cùng xấu xa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lai lịch những phụ nữ từng xuất hiện trên đồng USD