Thực tế cho thấy có chuyện luật dành cho quan và luật dành cho dân. Chả lẽ vì mỗi người một vị thế khác nhau, dân là dân, còn quan là quan, nên không chung luật được?

Lại chuyện luật dành cho quan

20/08/2016, 09:04

Thực tế cho thấy có chuyện luật dành cho quan và luật dành cho dân. Chả lẽ vì mỗi người một vị thế khác nhau, dân là dân, còn quan là quan, nên không chung luật được?

Hình ảnh thường thấy khi cán bộ

“Mời các anh CSGT Việt Nam sang nước bạn (Hàn Quốc) mà học tập về thượng tôn pháp luật và tôn trọng người dân. Tôi vinh dự được đi với lãnh đạo cấp cao của đất nước, phía bạn bố trí xe cảnh sát dẫn đường nhưng họ rất đàng hoàng, không thò đầu, thò tay ra quơ quơ hò hét với dân như cảnh sát Việt Nam.

Đặc biệt là tới đèn đỏ, cảnh sát dẫn đầu dừng lại chờ đến đèn xanh mới chạy tiếp không hú còi inh ỏi, chạy ngang ngược như cảnh sát Việt Nam. Xe mô tô của cảnh sát hộ tống không dám chạy lên cao tốc mà vòng đường tránh khác. Tuyệt vời quá!”.

Một người bạn đồng nghiệp vừa viết những dòng như vậy, để nói về CSGT làm nhiệm vụ dẫn đường cho lãnh đạo cấp cao ở nước bạn. Rõ ràng, họ chứng tỏ một điều: chỉ có Luật Đường bộ duy nhất, không có luật dành cho dân và luật khác dành cho quan.

Mới đây, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xin lỗi nhân dân vì đoàn xe hộ tống cho ông đã chạy vào con đường chỉ dành cho người đi bộ trong khu phố cổ Hội An. Khi Thủ tướng phải xin lỗi, không biết các vị CSGT dẫn đường, các tài xế lái những chiếc xe “oách” ấy có cảm thấy xấu hổ hay không?

Thủ tướng đã xin lỗi bởi đoàn xe này đi vào khu vực cấm xe ô tô

Và sau khi Thủ tướng xin lỗi, thì lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mới xin lỗi vì chuyện đoàn xe. Có thể, đến lúc ấy họ mới biết đó là lỗi?

Ở các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ xưa nay vốn yên bình, nhưng hễ có cán bộ cấp cao nào xuống, là các đội xe dẫn đường của CSGT làm ầm ĩ cả lên. Ngã tư nào cũng 3-4 CSGT đứng chốt (ngày thường chẳng thấy “ma” nào), rồi khi xe tới, những chiếc mô tô trắng rú còi ầm ĩ, anh CSGT ngồi sau giơ gậy dứ dứ, hù dọa khắp hai bên. Dân sợ quá, hoảng loạn dạt cả vào ven đường.

Những cán bộ cấp cao có lẽ không muốn sự “vi hành” của mình làm phiền dân đến vậy. Chỉ là đội xe dẫn đường với những CSGT, và lãnh đạo địa phương của họ chỉ đạo như thế. Đèn đỏ, đèn vàng, cứ phóng vụt qua, xe ưu tiên mà. Luật đèn đỏ chỉ dành cho dân, khi có xe cảnh sát dẫn đường, luật là do xe tiên phong quyết định. Giữa trưa nắng, có lúc dân cứ phải ngừng xe giữa ngã tư nóng hầm hập mà chờ, dù đèn xanh đã bật…

CSGT "mở đường"

Cũng có lẽ, vì sự an toàn của những lãnh đạo cấp cao có mặt trong đoàn xe, nên bức bối quá họ phải làm vậy. An toàn là trên hết. Nhưng dân thì dị ứng lắm. Hãy gần dân đi, rồi mới biết, đừng “sợ” dân quá như vậy. Phải chăng là từ nếp sinh hoạt thường ngày mà sinh ra cách nghĩ “xua dân” dân, tránh dân, trong khi như người dân miền Tây, thân thiện lắm.

Lâu nay, có phóng viên nào chụp được bức ảnh một ông bí thư, chủ tịch tỉnh hay thành phố nào ở miền Tây Nam Bộ, “được” người bán vé số dạo mời mua không? Không! Vì có bao giờ các ông ngồi quán cà phê vỉa hè, hay quán có đông người dân ngồi, mà được mời mua vé số đâu.

Cũng bởi vậy, có ai chộp được bức ảnh nào của các ông quan địa phương ngồi đánh cờ với dân, những người thường dân khác vây quanh đứng xem, như ông Nguyễn Bá Thanh ngoài Đà Nẵng từng làm không? Không! Bởi các ông xa dân quá.

Vì thế, mới có chuyện luật dành cho quan và luật dành cho dân. Có phải vì mỗi người một vị thế khác nhau, dân là dân, còn quan là quan, nên không chung luật được?

Nguyễn Hồ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lại chuyện luật dành cho quan