Quốc hội sẽ dành khoảng 10,5 ngày (từ 31.3 - 12.4) để xem xét, quyết định nhân sự Nhà nước vì sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương…

Kỳ họp Quốc hội thứ 11 sẽ kiện toàn bộ máy nhà nước

Một Thế Giới | 18/03/2016, 19:02

Quốc hội sẽ dành khoảng 10,5 ngày (từ 31.3 - 12.4) để xem xét, quyết định nhân sự Nhà nước vì sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương…

Đó là thông tin được Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận tại buổi họp báo công bố dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII vừa diễn ra cách đây ít phút.
Theo Phó tổng thư ký Quốc hội Lê Minh Thông (Phó chủ nhiệm UB Pháp luật) cho biết, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII sẽ khai mạc vào sáng 21.3.2016 và dự kiến kéo dài đến ngày 12.4.2016.
Quốc hội sẽ có 10 phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trong đó có phiên khai mạc, bế mạc và phiên thảo luận về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Chủ tịch nước, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Theo dự kiến chương trình làm việc, Quốc hội sẽ dành 10,5 ngày (từ 31.3 đến 12.4) để xem xét, quyết định công tác nhân sự Nhà nước vì sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương. Bộ Chính trị cũng đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo ông Thông, việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước ngay sau Đại hội Đảng được Bộ Chính trị xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn với sự thống nhất cao cho rằng cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11 chốt lại khoá Quốc hội thứ XIII theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Trả lời báo giới tại buổi họp báo chiều nay, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành thời gian xem xét với những chức danh lãnh đạo cấp cao do Quốc hội bầu như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, việc giới thiệu các nhân sự này phải chờ đến phần của các cơ quan đó, chưa thể công bố lúc này.
Ky hop QH thu 11 se kien toan bo may nha nuoc-hinh-anh-2
Ông Phúc cho hay, sau Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua, một số vị trí lãnh đạo cấp cao không tham gia Ban chấp hành TƯ hay Bộ Chính trị nữa nên công tác nhân sự sẽ được làm ngay tại kỳ họp này thay vì đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới. Điều đó có nghĩa các nhân sự này không tiếp tục đảm nhiệm các vị trí công tác hiện tại. 
Ông Phúc nhấn mạnh, việc điều hành đất nước không thể gián đoạn bởi tháng 5 tới đây mới bầu cử và kỳ họp đầu tiên sẽ dự kiến diễn ra vào tháng 7 nên việc kiện toàn nhân sự sẽ được làm ngay.
Tổng thư ký Quốc hội khẳng định việc kiện toàn nhân sự nhà nước lần này không phải là lần đầu tiên mà đã có tiền lệ. Cụ thể, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI cũng đã thực hiện việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo nhà nước vào tháng 6.2006 mà đến tháng 7.2006 mới khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá mới.
Theo nguyên tắc, chỉ Quốc hội mới mới bầu ra Chính phủ mới, vậy nên công tác nhân sự được làm tại kỳ họp này, như xác nhận của ông Hạnh Phúc, chỉ là để kiện toàn cho khoá XIII, còn tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, công tác nhân sự vẫn tiếp tục thực hiện để bầu ra bộ máy nhân sự cho khoá XIV. Tổng thư ký Quốc hội cho biết thêm, những vị trí lãnh đạo yêu cầu phải là đại biểu Quốc hội mà người được giới thiệu ứng cử không phải đại biểu Quốc hội đương nhiệm thì chưa được xem xét, kiện toàn tại thời điểm này.
Trước câu hỏi, đến thời điểm này đã có lãnh đạo nào gửi đơn xin từ nhiệm hoặc cơ quan nào làm tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm lãnh đạo của mình? Ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, theo Điều 10 luật Tổ chức Quốc hội quy định việc các chức danh cần có đơn gửi Quốc hội khi xin từ chức, còn Điều 11 thì quy định nếu cơ quan đề nghị việc miễn nhiệm thì cá nhân người lãnh đạo đơn vị đó không cần có đơn từ nhiệm.
Tổng thư ký Quốc hội không xác nhận đến thời điểm này có cá nhân hay cơ quan nào đã gửi đơn từ nhiệm hoặc có tờ trình đề nghị Quốc hội miễn nhiệm.
Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ họp Quốc hội thứ 11 sẽ kiện toàn bộ máy nhà nước