Điểm cuối trong hành trình, chúng tôi đến ngôi làng Shirakawacó tuổi đời hàng trăm năm tuổi thuộc tỉnh Gifu và phố cổ Takayama.

Kỳ cuối: Từ làng Phật xưa đến rừng thiền tuyết phủ

CTV Nguyễn Minh | 19/07/2016, 11:27

Điểm cuối trong hành trình, chúng tôi đến ngôi làng Shirakawacó tuổi đời hàng trăm năm tuổi thuộc tỉnh Gifu và phố cổ Takayama.

Kỳ 4: Đi tìm truyền thuyết về sự bất tử ở ngôi chùa nổi tiếng Nhật Bản

Kỳ 3: Fushimi Inari, ngôi đền ngàn cổng kỳ lạ ở Nhật Bản

Kỳ 2: Số phận thăng trầm của ngôi chùa thiêng ở Nhật Bản

Kỳ 1: Thành cổ Osaka - dấu tích của một ngôi cổ tự

Là một đất nước có nền công nghiệp phát triển vào dạng bậc nhất thế giới, thế nên ở đảo quốc Nhật Bản, nhịp sống hối hả của một lối sống hiện đại chiếm vai trò chủ đạo trong không gian sống thường nhật.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả đều đúng, bởi đây đó vẫn có một số ngoại lệ, nhiều khu vực hàng trăm năm nay nhịp sống hiện đại dường như vẫn không thể chạm tới.

Bí ẩn bạch giang cổ quận

Một trong những ngôi làng như thế mà tôi có dịp ghé thăm chính là làng Shirakawacó tuổi đời hàng trăm năm tuổi thuộc tỉnh Gifu.

Shirakawa trong tiếng Nhật có nghĩa là Bạch giang cổ quận, tuy nhiên người dân địa phương hay gọi là làng Xuyên Hương, tức ngôi làng của dòng sông trắng.

Mùa Xuân mang đầy sức sống cho ngôi làng

Ngôi làng có tổng cộng 114 ngôi nhà và được chia cắt bởi một dòng sông có tên là Shogawa.

Mặc dù thời điểm chúng tôi đặt chân đến làng Shirakawa thời tiết Nhật Bản đã bước sang mùa xuân. Thế nhưng, do ngôi làng này tọa lạc ở vùng núi, độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển nên tuyết vẫn còn phủ khắp nơi.

Dòng sông Shogawa chia cắt ngôi làng thành 2 phần bằng nhau cũng bị một lớp tuyết dày bao phủ trắng xóa vào thời điểm chúng tôi có mặt.

Để đến được phần còn lại của ngôi làng, du khách phải vượt qua một cây cầu có tên là “cầu hò hẹn”. Nhiều người cho rằng sở dĩ cây cầu có tên gọi như vậy là bởi vào mùa đông, việc qua lại chiếc cầu dài gần 200 mét rất khó khăn và nguy hiểm. Để hạn chế sự rủi ro, trước khi qua cầu người ta thường hẹn nhau và họ chỉ qua cầu khi nào đủ nhóm từ 3-5 người trở lên, mục đích là để hỗ trợ nhau trong trường hợp gặp nguy hiểm.

Vào mùa Đông, ngôi làng Shirakawa đẹp như trong chuyện cổ tích

Trở lại với lịc sử hình thành làng Shirakawa.

Theo một số tài liệu, do nằm giữa những ngọn núi cao và tách biệt với thế giới bên ngoài nên ngay từ thế kỷ thứ 13, các bật cao tăng thuộc hệ phái Mật tông Nhật Bản đã chọn vùng đất này để tu thân ẩn tích. Và dấu tích về sự hiện diện của Phật giáo hệ phái Mật Tông ở làng Shirakawa chính là những mái nhà được gọi là Gassho-zukuri.

Nhìn từ bên ngoài vào, mái nhà trông như hai bàn tay đang chắp lại cầu khấn, một cách thức trong nghi lễ cầu khấn thần Phật của người Nhật.

Theo một số người Nhật chúng tôi tiếp xúc tại làng Shiragawa, về mặt tâm linh thì cách thiết kế này mang tính chất biểu tượng cho đạo Phật; còn về mặt khoa học thiết kế mái kiểu này còn có chức năng bảo vệ người dân khỏi những cơn cuồng nộ của thiên nhiên, những cơn bão tuyết…những thứ vốn xảy ra thường xuyên ở khu vực này.

Có một điểm đặc biệt là toàn bộ mái nhà ở làng Shirakawa được lợp hoàn toàn bằng cỏ tranh, có độ dày ít nhất 50cm và tất cả đều được thiết kế theo hướng Bắc hoặc Nam nhằm mục đích để tạo ra một căn nhà ấm áp vào mùa Đông, mát mẻ vào mùa hè.

Phố cổ Takayama

Nằm các làng cổ Shirikawa không xa là một khu phố cổ có tên có tên là Takayama.

Theo các tài liệu còn lưu lại, phố cổ Takayama được hình thành vào thời đại Jōmon cách đây trên 10 ngàn năm. Từ thuở ban sơ, cư dân của thành phố này đã rất nổi tiếng với nghề làm mộc.

Tương truyền rằng, những thợ mộc của Takayama là những người đã xây dựng nên Cung Điện Hoàng Gia Kyoto và nhiều đền chùa khác ở Kyoto và Nara.

Tuy nhiên, những công trình kiến trúc của Takayama ngày nay được định hình vào cuối thế kỉ thứ 16, cùng thời gian tộc Kanamori cho xây dựng cung điện Takayama.

Trải qua hàng thế kỷ, khu phố cổ mang vẻ đẹp cổ kính và yên bình

Tuy nhiên, do nằm ở vùng có địa hình cao và khá cách biệt so với các vùng khác ở Nhật đã làm cho thành phố khá là cô lập và đó là một trong những lý do mà Takayama không bị hủy hoại bởi thời cuộc, giúp nó giữ được một bản sắc văn hóa riêng cho mình từ thế kỷ 16 cho đến tận ngày nay.

Ngày nay, để phát triển và thu hút khách du lịch, chính quyền thành phố Takayam đã cho khôi phục một số dịch vụ đã ra đời cách đây hàng trăm năm.

Với chúng tôi, một vòng dạo quanh phố cổ Takayama đã gợi nhớ về một thành phố cổ, một di sản nổi tiếng, gắng liền với mối quan hệ Việt - Nhật có từ hàng trăm năm trước phố cổ Hội An. Và phải chăng, Hội An của chúng ta chính là bản sao của khu phố này?

Takayama là điểm đến của nhiều du khách

Rời khu phố cổ Takayama, chúng tôi kết thúc chuyến đi qua miền trung tây nước Nhật bằng cách tiến về phía Tây để đến dãi núi Alps của Nhật Bản, nơi có một không gian thiền bình yên vào loại bậc nhất xứ Phù Tang.

Người Nhật sau những tháng ngày làm việc vất vả, thường cắt đứt với thế giới bên ngoài để tìm đến vùng núi ngày thư giãn, nghỉ ngơi nạp lại năng lượng cho chuỗi ngày làm việc tiếp theo.

Để phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, thiền tịnh...ngày nay chính phủ Nhật cho xây dựng một hệ thống cáp treo dài hàng ngàn mét.

Ánh sáng tắt dần, chúng tôi chia tay đỉnh Alps.

Do đây là điểm cuối cùng trước rời vùng đất Phật xứ Phù Tang nên những người trong đoàn ai nấy đều bịnh rịnh.

Với chúng tôi, thì không gian thiền tịnh trên dãy núi Alps Nhật Bản làm cho chuyến đi qua miền Trung Tây Nhật Bản thêm ý nghĩa.

Tạm biệt Alps, tạm biệt miền Trung Tây nước Nhật!

Nguyễn Minh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ cuối: Từ làng Phật xưa đến rừng thiền tuyết phủ