Cuộc tranh luận về “quốc ca” nổi đình đám đã cách đây hơn 12 năm. Hồi ấy ông Nguyễn Chánh Thi ghi trong hồi ký Một trời tâm sự là ông ta còn “hy vọng rất mong manh” vào người Mỹ để “phục quốc”. Nhưng sau ngày Mỹ chính thức thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam thì bài Tiến quân ca với quốc kỳ cờ đỏ sao vàng được chính người Mỹ nghiêm chào trong lễ tiết ngoại giao. Những hy vọng mong manh như ông Thi chỉ còn là giấc mơ hoa bên cầu biên giới...

Kỳ 46: Cuộc lấn chiếm và vẽ cờ sau hiệp định Paris

Một Thế Giới | 16/01/2015, 06:11

Cuộc tranh luận về “quốc ca” nổi đình đám đã cách đây hơn 12 năm. Hồi ấy ông Nguyễn Chánh Thi ghi trong hồi ký Một trời tâm sự là ông ta còn “hy vọng rất mong manh” vào người Mỹ để “phục quốc”. Nhưng sau ngày Mỹ chính thức thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam thì bài Tiến quân ca với quốc kỳ cờ đỏ sao vàng được chính người Mỹ nghiêm chào trong lễ tiết ngoại giao. Những hy vọng mong manh như ông Thi chỉ còn là giấc mơ hoa bên cầu biên giới...

Kỳ 45: Hội đồng an ninh quốc gia “mất an ninh”

 Kỳ 44: Căng thẳng trước ngày ký hiệp định Paris
 

LÁ CỜ BA SỌCĐ CỦA CHẾ ĐỘ SÀI GÒN DO MỘT NGƯỜI KHÔNG BIẾT NÓI TIẾNG VIỆT KÝ “GIẤY KHAI SINH”


Vào 7 giờ sáng 28.1.1973, đúng lúc phải thực hiện ngừng bắn theo Hiệp định Paris, thì ngược lại, Thiệu xua bộ binh và xe tăng tấn công Cửa Việt, một căn cứ do quân giải phóng kiểm soát nằm gần bờ Nam khu phi quân sự, tỉnh Quảng Trị. Sa Huỳnh và nhiều nơi ở miền Trung súng vẫn nổ do các đợt đánh, lấn chiếm khác. Chiến trận do quân Sài Gòn phát động nóng bỏng như hồi chưa ký hiệp định Paris đã diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn vùng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tại đây bị lấn chiếm. Lấn được xãnào, ấp nào, đội quân bình định của Thiệu áp dụng chiến thuật “mũi súng đi trước, cờ phướn theo sau” dùng sơn vàng sơn đỏ kẻ hình lá cờ ba sọc trên tường nhà dân, mặt tiền đình chợ, quán xá... Hình lá cờ kẻ đậm trên cả mái tôn với kích thước to dị thường để máy bay dòm xuống thấy ngay. Thiệu làm thế để “đánh dấu” vùng “quốc gia kiểm soát” dẫu những nơi đó bị Thiệu tạm chiếm bởi hành động quân sự vi phạm hiệp định. Người ta sơn cơ man hình lá cờ ba sọc đỏ chẳng buồn biết đến lai lịch của nó. Hỏi thì “cán bộ nông thôn” của Thiệu trả lời tiếng được tiếng mất. Ai vẽ ra lá cờ đó? Từ bao giờ?

Đỗ Mậu, trong cuốn Tâm thư (Hòa Trân và Thân Hữu xuất bản, Houston, Mỹ, 1995) trích bài của ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương nhan đề Thử nhìn lại vn đề quốc kỳ, quốc ca (quốc kỳ: lá cờ ba sọc, quốc ca: lấy bài hát của Lưu Hữu Phước - MN) đăng trên Ngàn lau, Người dân và báo Ngày nay ở Houston viết: “Bản quốc ca, lá quốc kỳ được người dân miền Nam biểu quyết qua người đại diện dân cử của mình ” vì vậy “có tính pháp lý, tính dân chủ của nó”. Ông Mậu không đồng ý về “tính dân chủ” thông qua biểu quyết của quốc hội như ông Phương nêu. Mặc dầu “Tôi biết ông Phương là người chững chạc đàng hoàng, nhưng còn trẻ (...). trong Nam, thời Đệ nhất cộng hòa (chế độ ông Diệm) nếu mun ra tranh cử để thắng thì ông phải được đảng Cần Lao hay Phong trào Cách mạng quốc gia đỡ đầu. Ngoài ra ông phải được ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn, Đức cha Thục, bà Nhu.... giới thiệu mới hòng đắc cử. Còn ông mà thân cô, thế cô mà mun ra (tranh cử quốc hội) thì cứ đóng tiền để mua lấv thất cử thì ra! Còn mánh lới như thế nào thì ông tìm hỏi mấy người lớn tuổi có liên quan đến tranh cử sẽ rõ”.

Nói về “bộ máy dân chủ”, về các “đại diện dân cử” quốc hội thực tế là vậy. Đến chuyện các “đại diện dân cử” đó biểu quyết chọn quốc kỳ ba sọc đỏ thì Đỗ Mậu bảo “tôi đi tìm tòi lục lọi mà KHÔNG THY văn kiện nào của Tổng thống Diệm ký hợp thức hóa lá cờ và quốc ca cả. Cũng chẳng thấy văn kiện nào của quốc hội biếu quyết về lá cờ đó”.

Chỉ có một việc liên quan, ông Mậu tiếp, là thời Ngô Đình Diệm “dự định thay lá cờ và bài quốc ca của Lưu Hữu Phước. Quốc hội đã tuyển 350 mẫu cờ của 350 người dự thi mà không chọn được mẫu cờ nào cả, chắc quý vị đã hiểu không có mẫu cờ nào “đẹp hơn” lá cờ cũ nên “ngày 17.10.1956, sau nhiều tháng bàn thảo, lựa chọn, quốc hội tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay mẫu quốc kỳ nào mà thôi!”. Vậy lá cờ ba sọc có sẵn trước thời ông Diệm cầm quyền và ai đã ký pháp quy tạm thời chọn lá cờ đó làm “quốc kỳ”?

Hồi ký Việt Nam nhân chứng"của Trần Văn Đôn ghi năm 1948 khi Bảo Đại muốn thành lập chính phủ mới:
“Bảo Đại mời Nguyễn Văn Xuân. Nguyễn Văn Xuân nói tiếng Việt không được nhưng hiểu và biết việc, nên được Bảo Đại mời làm thủ tướng chính phủ lâm thời trung ương ba miền chứ không phải riêng một mình Nam phần.... Ngày 24.4.1948, Nguyễn Văn Xuân trở về Sài Gòn để tổ chức một đại hội quy tụ khoảng 40 đại biểu. Đại hội do ông Lê Văn Kim và tôi (Trần Văn Đôn) t chức. Chính trong hội nghị này chúng tôi đề nghị thay lá cờ vàng chữ Ly có từ chính phủ Trần Trọng Kim ra cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng dòng máu dân của ba miền và lấy bài “Thanh niên hành khúc” của Lưu Hữu Phước làm quốc ca vì lời ca hùng hồn".

Ớ đoạn hồi ký khác ông Đôn nhắc lần nữa chi tiết “Nguyễn Văn Xuân có tài nhưng nói tiếng Việt không được" và chính ông Xuân ngày 2.6.1948 đã “ban hành một hiến chương lâm thời, gọi là Pháp quy tạm thời (Statut Provisoire) trong đó ghi quốc kỳ, quốc ca và thành phần nội các. Quc kỳ: cờ màu vàng với ba sọc đỏ. Quốc ca: Thanh niên hành khúc của Lưu Hữu Phước”.

Vậy người ký “giấy khai sinh” cho lá cờ ba sọc mà chế độ ông Diệm, rồi Thiệu, dùng làm “quốc kỳ” lại là người không nói được “tiếng nước tôi”!

Cũng trong sách đã dẫn, Đỗ Mậu viết tình cờ đọc “một tác phẩm của Tiziano Terzani cho biết linh mục Thanh là tác giả đã vẽ nên lá cờ ba sọc tượng trưng “ba miền ” - nhưng “cũng là ba ngôi (Trinity, Tam vị nhất thể, Chúa cha, Chúa con và thánh thần) như “ông (linh mục Thanh) đã có lần giải nghĩa cho tôi (Terzani) nghe thế”.

Đỗ Mậu viết:“Như vậy, người vẽ ra lá cờ vàng ba sọc đỏ là Linh mục dòng Tên: Trần Hữu Thanh, người chấp nhận là quốc trưởng Bảo Đại... người ký pháp quy tạm thời cho thi hành treo quốc kỳ vàng ba sọc đỏ và bài quốc ca của Lưu Hữu Phước vào ngày 1.6.1948 là thủ tướng dân Tây Nguyễn Văn Xuân có vợ đầm, có đổng lý văn phòng phủ thủ tướng của mình là ông Tây André Bauvais. Người đề nghị lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thay lá cờ quẻ Ly là André Trần Văn Đôn... Tôi chẳng thấy có chỗ nào là có tính dân chủ, chỗ nào là biểu quyết cả (...) và cũng chẳng thấy chỗ nào là biểu tượng quốc gia”. Ông cũng nêu tên ông Nguyễn Văn Tam, “hùm xám Cai Lậy” tự nhận “tác quyền" cờ ba sọc đỏ để làm gì khi mà, như Đỗ Mậu viết: “đối với quốc tế lá cờ đó đã là dĩ vãng, không còn nữa ”!

Như trên, Nguyễn Văn Xuân ký văn bản lưu hành luôn bài Tiêng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm “quốc ca” (cùng lúc với lệnh dùng lá cờ ba sọc đỏ làm “quốc kỳ”). Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước lúc còn sống đã phản đối việc tiếm dụng nhạc phẩm của ông để làm “quốc ca” cho các chế độ ở Sài Gòn trước 1975.

Ông Diệm xót ruột bàn với quốc hội đương thời mở cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Sàng đi lọc lại lên danh mục 50 bài dự thi. Sau chọn Việt Nam, minh châu trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân với các câu mở đầu: “Việt Nam minh châu trời Đông. Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng. Non sông như gấm hoa, uy linh một phương... ”. Đang hào hứng thì bị bác bỏ vì bài ca trên bị đảng Đại Việt hớt trớt, lấy làm “đảng ca” của họ, nên thôi. Rốt cuộc không đạt kết quả, chẳng có bài nào chọn thay Tiếng gọi thanh niên cả. Tới thời Thiệu vẫn “quốc ca” đó. Chừng ra nước ngoài sau 1975, một số" người Việt “đặt lại vấn đề quốc ca” dùng riêng cho họ và nảy sinh tranh luận trên báo chí với nhiều bài của các tác giả Thái Chính Châu, Nông Anh Ngọc, Vũ Trung Hiền, Phạm Kim Vinh... cả một số  người có tên tuổi trước đây ở Sài Gòn như bác sĩ Phan Quang Đán, tướng Nguyễn Chánh Thi, đại tá Phạm Văn Liễu, cựu phát ngôn viên báo chí Vũ Trung Hiền, soạn giả Đỗ Đức Thái... cũng tham gia. Họ mơ tưởng xa xăm đến ngày hồi sinh của chế độ Sài Gòn cũ với “quốc ca” mới. Đỗ Mậu đăng lại “bản tin tham khảo” từ San Francisco:
“Trong bầu không khí m cúng tại biệt thự Hương Tâm trên đại lộ Hoàng Hôn (Sunset Boulevard) thành ph Cựu Kim Sơn, khoảng 50 người gồm các giới văn nghệ sĩ, kỹ thuật gia, thương gia, cựu quân nhân các quân binh chủng với đủ lớp tuổi đã họp mặt sinh hoạt văn hóa văn nghệ vào chiều tối thứ bảy ngày 5.12.1987. Trong buổi sinh hoạt này một vấn đề đang nóng bỏng (...) là vấn đề quốc ca đã được đem ra bàn luận (...) và chọn bài “Việt Nam - Việt Nam” làm bài ca chính thức. Nhưng rồi sau đó không lâu “kết quả là tình trạng vẫn như cũ, nghĩa là bản nhạc của Lưu Hữu Phước vẫn được đứng dậy trang nghiêm hát trong những buổi họp của người Việt (...). Ở nước ngoài thì quý vị tranh luận với nhau, rồi coi nhau như kẻ thù, còn ở trong nước Trần Bạch Đằng mỉa mai viết trong “Tiếng hát những người đi tớinhư sau:“Ta nhớ chính ph “Nam kỳ quốcNguyễn Văn Thinh chọn không xong bài “quốc ca" đành dùng bài phổ nhạc Chinh phụ ngâm của Võ Văn Lúa. Các chế độ bù nhìn từ năm 1950, không còn con đường nào khác, dùng bài Tiếng gọi thanh niên của tên “Việt minh”, tên“Việt cộng” Lưu Hữu Phước làm “quốc ca". (Sđd)

Cuộc tranh luận về “quốc ca” nổi đình đám đã cách đây hơn 12 năm. Hồi ấy ông Nguyễn Chánh Thi ghi trong hồi ký Một trời tâm sự là ông ta còn “hy vọng rất mong manh” vào người Mỹ để “phục quốc”. Nhưng sau ngày Mỹ chính thức thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam thì bài Tiến quân ca với quốc kỳ cờ đỏ sao vàng được chính người Mỹ nghiêm chào trong lễ tiết ngoại giao. Những hy vọng mong manh như ông Thi chỉ còn là giấc mơ hoa bên cầu biên giới... (Còn nữa)

Mai Nguyễn
Bài liên quan
'Cú sốc chính trị' tại Venezuela: Mỹ chính thức công nhận ứng cử viên đối lập là tổng thống đắc cử
Trong một động thái quan trọng, chính phủ Mỹ đã chính thức công nhận ông Edmundo Gonzalez, ứng cử viên đối lập của Venezuela, là "tổng thống đắc cử" của quốc gia Nam Mỹ này vào ngày 21.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 46: Cuộc lấn chiếm và vẽ cờ sau hiệp định Paris