Ngày 20.10.1972, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố: “Hiệp định Paris xem như đã hoàn thành”. Một tuần sau, 26.10, Kissinger: “Hòa bình trong tầm tay!”. Song song với lời lẽ bồ câu là hành động: lập cầu hàng không Enhance Plus cuồn cuộn đổ vũ khí vào miền Nam...

Kỳ 44: Căng thẳng trước ngày ký hiệp định Paris

Một Thế Giới | 11/01/2015, 11:23

Ngày 20.10.1972, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố: “Hiệp định Paris xem như đã hoàn thành”. Một tuần sau, 26.10, Kissinger: “Hòa bình trong tầm tay!”. Song song với lời lẽ bồ câu là hành động: lập cầu hàng không Enhance Plus cuồn cuộn đổ vũ khí vào miền Nam...

Kỳ 43: Mỹ gắn điện đài bí mật cho tướng Kỳ liên lạc Nhà Trắng như thế nào?  
Kỳ 42: Nguyễn Cao Kỳ cũng sợ “Anh Cả đỏ“! Vì sao?


Ngày 2.11: B52 đánh bom phía Bắc khu phi quân sự.
7.11: Nixon tái trúng cử.
20.11: Mỹ nêu yêu sách theo yêu cầu Sài Gòn.

13.12: thương lượng bế tắc.

15.12: Lê Đức Thọ rời Paris.

16.12: Kissinger họp báo đổ lỗi phía Việt Nam kéo dài đàm phán.

17.12 Thả mìn cảng Hải Phòng.

18.12: Mỹ tung con chủ bài cuối cùng (Le dernier coup de dé); pháo đài bay B.52 với 129 chiếc, mỗi chiếc mang 30 tấn bom loại 500 cân Anh trở lên, rải thảm khốc liệt Hà Nội - Hải Phòng.

20.12: 98 B.52 đánh Hà Nội.

21.12: 30 B.52 đánh Hà Nội.

Liên tục đánh giết tàn ác trong mùa Giáng Sinh 1972 khiến “hàng triệu người Mỹ cúi đầu vì xấu hổ”. Từ Hà Nội, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam công bố bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 B.52, bắt 32 phi công lái B.52 và 9 lái F.111... Mỹ nhận mất 30 máy bay, trong đó có 15 B.52, Nixon bảo “mối lo nhất của tôi” là sự “tổn thất lớn về máy hay B.52, k cả số phi công bị bắt, những thứ không dễ thay thế” (Hồi ký Nixon. Trích theo “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris” của Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ).
22.12: Mỹ gửi công hàm yêu cầu họp lại.
26.12: Việt Nam đòi Mỹ trở lại tình hình trước ngày 18.12 mới họp. Mỹ chấp nhận.
30.12: Mỹ chấm dứt cuộc hành quân Linebacker 11 kéo dài 12 ngày đêm. Một tuần sau 8.1.1973, nối lại đàm phán lúc 11 giờ trưa tại ngôi nhà ở Gif-sur-Yvette:
Khác với những lần trước, đoàn Việt Nam không ra đón Kissinger ngoài cổng. Khi đoàn xe Mỹ tới, người bảo vệ Pháp ra mở cổng, đoàn xe tiến vào sân, sân không có người Việt Nam nào. Chắc cũng hiểu ý nghĩa của sự lạnh nhạt đó, Kissinger dẫn đoàn của mình vào thẳng phòng họp để đón nhận cái chào lịch sự nhưng cũng lạnh nhạt của các đồng sự Việt Nam.

Lê Đức Thọ nổ phát súng đầu: “Chính các ông đã làm cho danh dự nước M bị hoen ố”. Kissinger không bào chữa hăng hái như những lần trước, chỉ thanh minh... (Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ, Sđd). Và hội đàm tiến triển nhanh.
Hai ngày sau, 10.1.73, Kissinger thử đòi lần chót việc miền Bắc rút quân nhưng thất bại. Ba ngày sau nữa 13.1, hoàn thành hiệp định trong cuộc gặp riêng lần cuối cùng, trưa đó hai đoàn ăn bữa cơm chung, Lê Đức Thọ nâng cốc: “Chúng ta sẽ không quên ngày hôm nay”. Kissinger: “Cả hai chúng ta đều không ai quên được”.

Ngay hôm sau 14.1, Nixon thảo bức thư gởi Thiệu rồi phái tướng Haig trực tiếp mang đến Sài Gòn. Lẽ ra “sứ giả” là Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird và cựu Bộ trưởng Tài Chính John Connally. Nhưng Nixon nghĩ tướng Haig “phối hợp ăn ý” với ông hơn trong việc bảo Thiệu phải ký vào Hiệp định.
Việc đó, hồi ký Trần Văn Đôn viết: “Tướng Haig qua Sài Gòn gặp Tổng thng Thiệu để xác quyết là Hoa Kỳ sẽ đơn phương thỏa thuận với Hà Nội nếu Sài Gòn không chấp thuận dự thảo hiệp ước đã trình qua và sẽ cắt đứt tất cả viện trợ quân sự cũng như kinh tế cho miền Nam (...). Trước đó, Tổng thống Nixon gửi công điện cho ông Thiệu; nội dung: “Ông phải-cộng tác với chúng tồi. Chúng tôi cam đoan sẽ đem lại hòa hình cho miền Nam Việt Nam".

Đại tướng Haig đến dinh Độc Lập ngày 16.1 trao thư Nixon. Kissinger bảo bức thư ấy “bốc lửa”, Thiệu đọc một mạch đến hai lần. Ông ta hiểu lần này khó chống chọi kéo dài thời gian trước lời lẽ đanh rắn của tổng thống Mỹ:

“Tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23.1.1973 tại Paris. Nếu cần tôi sẽ làm đúng như nói trên một mình. Trong trường hợp đó tôi phải giải thích công khai rằng chính phủ của ông cản trở hòa hình. Kết quả sẽ là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự thay đổi sắp xếp lại nhân sự trong chính phủ của ông khó mà nói trước (dọa thay Thiệu?). Tuy vậy, tôi hy vọng rằng sau khi cùng nhau chia sẻ và chịu đựng những đau buồn qua cuộc chiến, chúng ta sẽ cùng nhau gìn giữ hòa bình và gặt hái nhiều lợi ích ”.

Nixon dằn giọng là đại tướng Haig gặp Thiệu chuyến này chẳng phải để “đàm phán” hoặc bàn bạc thêm bớt gì cả, mà để đem về câu trả lời sau cùng “dứt khoát” của Thiệu: ký hoặc không ký hiệp định! Chưa thấy Thiệu xuất bản hồi ký để biết chi tiết vào những giờ căng thẳng khi Nixon buộc Thiệu phải trả lời ngay vào chiều hôm sau 17.1 cho đại tướng Haig. Theo ghi lại của tiến sĩ cố vấn Nguyễn Tiến Hưng trong “hồ sơ tối mật”, lúc đó ông Thiệu đang lo đám cưới cho con gái: “Biết vẻ gay gắt của Nixon, Thiệu hiểu đây là “tối hậu thư” nhưng cứ tiến hành lễ cưới cho con ở dinh Độc Lập trước khi trả lời tổng thống Mỹ." Ngày 19.1, cô con gái cưng của ông là Tuấn Anh kết hôn cùng Nguyễn Tấn Triều, con trai giám đốc Hàng không Việt Nam. Qua nghi lễ dài dòng và tiệc tùng kéo dài sau đó Thiệu không thể đến dự họp với đại sứ Bunker. Những nghi thức truyền thông tổ chức trong dinh Độc Lập. Tiếp đến gia đình họ hàng kéo đến nhà thờ Đức Bà Sài Gòn để thực hiện nghi lễ theo đạo Thiên Chúa. Bunker gọi điện cho Nhã đòi gặp tổng thống vì “chúng tôi cần có thư trả lời” trước khi về nước. Nhã có ý trách Bunker:
- Đây là một ngày quan trọng của tổng thống, ngài chẳng thể đợi đến lúc lễ cưới chấm dứt sao? Vì là ngày cưới con gái duy nhất của tổng thống nên ông bận lắm. Tôi sẽ gọi điện cho ngài sau.

Nhã báo cho Thiệu về cú điện thoại của đại sứ Bunker, Thiệu bực mình nói: “Chẳng lẽ họ không có một chút lịch sự ti thiểu để chứng tỏ rằng biết đây là ngày trọng đại trong đời tôi sao?” (Sđd, Tr.216). Những ngày tiếp theo như Trần Văn Đôn viết, cuối cùng: “trước áp lực (của Mỹ) Nguyễn Văn Thiệu phải nhượng bộ chấp nhận chính phủ Mặt trận Giải phóng miền Nam (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), chấp nhận quân Bắc Việt ở lại trong Nam, chấp nhận Hội đồng quốc gia hòa giải...”.

Phó tổng thống Mỹ Agnew cũng bay tới Sài Gòn “chuyển lời mời Thiệu đến San Clément” nếu mọi việc êm xuôi thuận tiện. Bằng ngược lại? (Còn tiếp)

Mai Nguyễn

Bài liên quan
'Cú sốc chính trị' tại Venezuela: Mỹ chính thức công nhận ứng cử viên đối lập là tổng thống đắc cử
Trong một động thái quan trọng, chính phủ Mỹ đã chính thức công nhận ông Edmundo Gonzalez, ứng cử viên đối lập của Venezuela, là "tổng thống đắc cử" của quốc gia Nam Mỹ này vào ngày 21.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 44: Căng thẳng trước ngày ký hiệp định Paris