Trong tập hồ sơ “Kẻ Sùng tín” của tác giả William McCants, đăng trên trang web www.brookings.edu (của Viện Brookings-Mỹ) kể chuyện Baghdadi bị lính Mỹ bắt năm 2004, nhưng không bị lộ là một tay súng nổi dậy. Trong tù, ông ta lại trổ tài bóng đá, lại được gọi là Maradona, theo tên cựu danh thủ bóng đá Argentina.

Kỳ 3: Baghdadi bị lính Mỹ bắt, trổ tài bóng đá 'siêu' như Maradona

01/11/2015, 08:29

Trong tập hồ sơ “Kẻ Sùng tín” của tác giả William McCants, đăng trên trang web www.brookings.edu (của Viện Brookings-Mỹ) kể chuyện Baghdadi bị lính Mỹ bắt năm 2004, nhưng không bị lộ là một tay súng nổi dậy. Trong tù, ông ta lại trổ tài bóng đá, lại được gọi là Maradona, theo tên cựu danh thủ bóng đá Argentina.

Bắt đầu nhiễm máu bạo lực

Việc Hussein đào tạo người giảng kinh có lẽ ảnh hưởng đến việc học tập của Baghdadi. Không thể đậu khoa luật đại học Baghdad vì chỉ có điểm hạng trung ở trung học, cũng không học giỏi tiếng Anh, Baghdadi bèn học kinh Coran.

Khi Baghdadi tốt nghiệp đại học Baghdad năm 1996, ông ta thi vào đại học nghiên cứu Hồi giáo Saddam vừa lập, để lấy bằng cử nhân giảng kinh Coran, môn học ưa thích nhất của anh ta.

Mối quan hệ với đảng Baath của gia đình chắc chắn giúp Baghdadi đậu vào chương trình này. Luận án tốt nghiệp của anh ta là một bài bình luận về một văn bản cổ trong kinh Coran. Baghdadi lấy bằng năm 1999, lập tức học thêm để lấy bằng tiến sĩ.

Trong thời gian đi học, người chú Ismail al-Badri thuyết phục Baghdadi gia nhập phong trào Anh em Hồi giáo. Tổ chức này chủ trương lập các nhà nước thi hành pháp luật theo đạo Hồi.

Tại nhiều nước, Anh em Hồi giáo chọn cách cẩn trọng trong việc thay đổi chế độ. Nhiều thành viên ở Baghdad-mà Baghdadi tham gia-là những tín đồ Salafi ôn hòa, muốn lập nhà nước Hồi giáo nhưng không kích động nổi loạn.

Nhưng Baghdadi chóng nhảy qua Salafi thánh chiến Jihad, mà sự giữ đạo nghiêm khắc khiến họ kêu gọi phải lật đổ chế độ nào mà họ cho là phản bội đức tin Hồi giáo. Nhóm này tự xưng là Salafi thánh chiến Jihad, gồm thầy của Baghdadi: Muhammad Hardan, từng chống Hồng quân Liên Xô ở Afghanistan những năm 1980.

Baghdadi phục quan điểm của Salafi thánh chiến Jihad, ngày càng bất mãn với cánh Anh em Hồi giáo chính thống, mà anh ta cho là “chỉ toàn người giỏi nói chứ không hành động”.

Cuối năm 2003, sau khi Mỹ đánh bại và giải tán quân đội Hussein, Baghdadi giúp lập một tổ chức nổi dậy để đánh Mỹ và đồng minh ở bắc và trung Iraq.

Tù nhân dạy nhau cách trở thành bó đuốc sống

Năm 2004, trong một cuộc truy quét của Mỹ, ở Fallujah, trong lúc đang thăm một người bạn bị Mỹ truy nã. Ông ta bị đưa về nhốt tại trại tù Bucca (nam Iraq).

Hồ sơ nhà tù xếp ông ta là “tù dân sự", có nghĩa Mỹ không biết ông ta là một tay súng đòi thánh chiến Hồi giáo Jihad. Suốt 10 tháng bị nhốt, Baghdadi giấu chuyện này, lao vào giảng đạo cho các tù nhân.
Ky 3: Baghdati bi linh My bat, lai tro thanh ngoi sao bong da Maradona-hinh-anh-1
Mỹ lập hồ tù nhân Baghdadi
Baghdadi cũng trổ tài đá bóng trong sân nhà tù, rất xuất sắc nên được gọi là Maradona. Ông ta ráng làm thân với cánh tù nhân dòng Sunni và quản giáo người Mỹ. Ông ta chờ cơ hội để thương lượng với quản giáo, làm trung gian hòa giải giữa các nhóm tù nhân.

Trong 24.000 tù nhân, nhiều người theo dòng Hồi giáo Sunni, làm lính hoặc gia nhập tình báo của Hussein. Khi Hussein bị Mỹ lật đổ, họ bị mất việc, hậu quả của việc Mỹ trừng phạt đảng Baath, thiên vị người theo dòng Hồi Shiite.

Vì thế, các tù nhân sau khi ra tù đều trở thành quân nổi dậy. Trong tù, họ đã được chỉ cách tạo bom hẹn giờ, theo lời kể của một cựu tù nhân: “Khi có tù nhân mới, các bạn tù truyền bá tư tưởng, chỉ cách để anh ta trở thành một ngọn đuốc sống”.

Baghdadi chính là ngòi nổ của những ngọn đuốc sống này, người sẽ tạo ra một cuộc xung đột đẫm máu lan khắp Trung Đông chưa đầy 10 năm sau đó.

Nhiều cựu đảng viên Baath ở trại tù là bạn của Baghdadi, sau này tôn ông ta làm thủ lĩnh IS. Một tù nhân nói: “Nếu không có nhà tù Iraq, nay có lẽ chẳng có IS. Bucca là một xí nghiệp tạo nên tất cả chúng tôi, xây dựng lý tưởng cho chúng tôi”.

Các tù nhân gọi trại tù Bucca là “Học viện”, và trong 10 tháng ở tù, Baghdadi là một trong những “trưởng khoa”.

Khi Baghdadi ra tù ngày 8.12.2004, ông ta có cách gặp lại “chiến hữu”: các tù nhân ghi số điện thoại của nhau vào quần lót.

Còn tiếp…

Bích Ngọc (Tổng hợp)

>>Thủ tướng Đức: Tranh chấp biển Đông nên giải quyết ở tòa án quốc tế
>>Kỳ 1: “Kẻ sùng tín” Baghdadi từng là ngôi sao bóng đá cỡ Messi!
>>Sơn Tùng M-TP gọi điện hỏi thăm, Adele dập máy phũ phàng
>>Chính phủ duyệt phương án nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 9 ngày
>>Ca sĩ Ý Lan lên tiếng việc danh ca Thái Thanh đang sống cô độc ở viện dưỡng lão
>>Hoài Linh ngồi xổm, gặm vội bánh mỳ khiến fan xót xa
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 3: Baghdadi bị lính Mỹ bắt, trổ tài bóng đá 'siêu' như Maradona