Mỹ kết thúc năm 2022 sóng gió với lạm phát hạ nhiệt và thị trường việc làm vẫn tốt đẹp. Tuy nhiên giới chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo nền kinh tế sẽ tiếp tục biến động trong năm 2023.

Kinh tế Mỹ năm 2023

Cẩm Bình | 02/01/2023, 09:02

Mỹ kết thúc năm 2022 sóng gió với lạm phát hạ nhiệt và thị trường việc làm vẫn tốt đẹp. Tuy nhiên giới chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo nền kinh tế sẽ tiếp tục biến động trong năm 2023.

Tình hình kinh tế có cả mảng sáng lẫn mảng tối. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy giá cả tháng 11 đã tăng chậm lại mặc dù vẫn ở mức cao hơn bình thường. Người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn trong dịp lễ cuối năm nhưng giá cả cao khiến họ mua được ít hàng hơn. Dù nhiều công ty công nghệ và truyền thông hàng đầu sa thải nhân viên quy mô lớn, tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 vẫn tương đối thấp là 3,7%.

Tuy vậy giới chuyên gia dự báo khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong năm 2023 lên tới 70% – cao hơn gấp đôi dự báo 6 tháng trước. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc hàng loạt yếu tố trong lẫn ngoài nước chẳng hạn như diễn biến đợt bùng phát COVID-19 tại Trung Quốc, biện pháp Fed sử dụng để kiềm chế lạm phát, quy mô đợt cắt giảm nhân sự sắp tới của các công ty.

kius.jpg
Kinh tế Mỹ còn gặp nhiều thách thức trong năm 2023 - Ảnh: Getty Images

COVID-19 tại Trung Quốc

Diễn biến COVID-19 tại Trung Quốc có vẻ xa vời với hầu hết người dân, nhưng tác động của vấn đề này đến nền kinh tế Mỹ lại không nhỏ vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ đồng thời cũng là nước tiêu thụ dầu khí hàng đầu thế giới.

Trung Quốc chỉ vừa từ bỏ “Zero COVID” được vài tuần. Giờ đây biến thể Omicron đang lây lan mạnh tại quốc gia châu Á, một bệnh viện ở Thượng Hải tuần trước dự báo khoảng một nửa trong số 25 triệu dân của thành phố nhiễm bệnh trong thời gian tới.

Đợt bùng phát mới nhất khiến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng tái diễn. Chưa rõ mất bao lâu để số ca nhiễm giảm bớt, doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại.

Nhà kinh tế Megan Greene (Viện nghiên cứu Kroll) nhận định: “Trung Quốc cuối cùng rồi sẽ học được cách sống chung với dịch. Tuy nhiên đây là con đường gập ghềnh”.

Một khi Trung Quốc vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, nhu cầu dầu nước này sẽ tăng đẩy giá cả toàn cầu lên cao, ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng dành cho người dân Mỹ.

Theo chuyên gia Dan Klein (công ty nghiên cứu thị trường hàng tiêu dùng S&P Global Commodity Insights): “Điều quan trọng nhất trong năm 2023 là chính sách COVID-19 của Trung Quốc. Khá kinh ngạc là nhu cầu dầu nước này trong năm 2022 hầu như không tăng”.

ntcp2c47kbisnk54pzxineb5ny.jpg
Diễn biến COVID-19 tại Trung Quốc rất quan trọng - Ảnh: Reuters

Bước đi tiếp theo của Fed

Trong năm 2022, Fed cố kiềm chế lạm phát bằng nhiều đợt tăng mạnh lãi suất kể từ tháng 3 đến cuối năm với hy vọng việc người tiêu dùng cùng doanh nghiệp chịu chi phí vay cao hơn sẽ kéo giảm chi tiêu lẫn đà tăng giá.

Biện pháp tăng lãi suất đã gây thiệt hại cho một số lĩnh vực kinh tế chẳng hạn như thị trường nhà ở. Các lĩnh vực khác có khả năng cảm nhận rõ tác động trong năm 2023.

Giáo sư Glenn Hubbard (Đại học Columbia) nhận định: “Fed còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta không biết chính xác khi nào các biện pháp của họ tác động đến nền kinh tế. Nếu họ tiếp tục đi theo con đường hiện tại thì suy thoái sẽ đến vào năm tới. Rõ ràng Fed vẫn là một rủi ro lớn”.

Vấn đề quan trọng là Fed thực hiện thêm bao nhiêu lần tăng lãi suất nữa và lãi suất cao kéo dài bao lâu khi nền kinh tế Mỹ hứng chịu nhiều tác động.

Tuy tin rằng tình trạng lạm phát tồi tệ nhất đã qua, nhưng nhà kinh tế Greene không nghĩ rằng Fed sẽ thành công đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% vào cuối năm 2023. Vì vậy Fed nhiều khả năng buộc phải tiếp tục tăng lãi suất rồi giữ ở mức cao cả năm.

Với thị trường lao động, nhà kinh tế Greene dự báo tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 tăng lên 5% trước khi chi tiêu tiêu dùng sụt giảm đủ để tạo ra lực cản đáng kể lên lạm phát: “Sẽ có hàng triệu người mất việc, tác động đến rất nhiều cá nhân. Khi thị trường lao động xấu đi thì người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu”.

fe.jpg
Fed đặt mục tiêu đưa lạm phát về 2% - Ảnh: The Hill

Thị trường nhà ở

Trong khi phần lớn nền kinh tế phát triển bất chấp Fed tăng mạnh lãi suất, doanh số bán nhà tại Mỹ lại giảm 10 tháng liên tiếp. Nhưng nhà kinh tế Lawrence Yun (Hiệp hội Nhà môi giới bất động sản Mỹ) lưu ý có vài dấu hiệu cho thấy thị trường nhà ở đầy sóng gió năm 2022 sẽ bắt đầu ổn định lại vào năm 2023.

Ông dự báo lãi suất thế chấp giảm nhẹ, giá nhà chỉ tăng 0,3% so với năm 2022 do cầu tiếp tục cao hơn cung. Tình hình còn phụ thuộc tổng thể nền kinh tế cũng như thời gian Fed giữ lãi suất ở mức bằng hoặc cao hơn hiện tại.

Nhà kinh tế Yun cũng dự báo giá thuê tiếp tục tăng dù với tốc độ chậm hơn năm 2022.

Chuỗi cung ứng

Lạm phát chủ yếu do thiếu hụt sản phẩm và nguyên vật liệu suốt hơn 2 năm đại dịch. Giờ đây cuộc chiến tại Ukraine cùng diễn biến COVID-19 tại Trung Quốc khiến khủng hoảng kéo dài.

Tình hình ngành ô tô đặc biệt nghiêm trọng vì thiếu hụt chip, phụ tùng lẫn vật liệu. Quốc hội Mỹ năm 2022 thông qua luật giúp thúc đẩy sản xuất chip, nhưng cần vài đến năm mới có nguồn cung bổ sung.

Trong khi đó cầu lại vượt xa cung nên giá ô tô trong 2 năm qua tăng gần 24%. Giới phân tích dự báo trong năm 2023 lượng hàng vẫn hạn chế, vì vậy giá tiếp tục ở mức cao.

Vấn đề quan trọng là gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài đến bao giờ, tác động ra sao đến nỗ lực hạ nhiệt lạm phát.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Mỹ năm 2023