Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6.2016 do Chính phủ công bố ngày 8.7, ngoài việc đề xuất chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, Chính phủ còn khẳng định kiên quyết không cấp phép cho những dự án không bảo đảm môi trường.
Rà soát cơ sở sản xuất tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm
Theo nghị quyết này, Bộ Tài nguyên -Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản, nhất là đất đai, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật; khẩn trương hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai.
Cùng với đó là kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, kiên quyết không cấp phép đối với các dự án không bảo đảm môi trường, không vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ yếu tố môi trường.
“Chỉ đạo rà soát trên phạm vi cả nước các cơ sở sản xuất tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để có giải pháp kịp thời”, nghị quyết nêu rõ.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, cho biếttrên khắp đất nước Việt Namcó rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp “có vấn đề” trong việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên – Môi trường và các cơ quan liên quan cần tiến hành một cuộc tổng kiểm tra, tăng cường giám sát vì “phòng hơn chữa”.
Theo ông Lưu Bích Hồ, quá trình thu hút FDI cần phải có sự rà soát kỹlưỡng, đúng với quy hoạch phát triển, phải đảm bảo được yêu cầu về công nghệ, về xử lý chất thải môi trường chứ không xuê xoa được. Dự án nào không đảm bảo tuyệt đối không cấp phép.
“Hiện nay đã phân cấp nhiều cho các địa phươngcho nên trách nhiệm của các địa phương rất nặng nề. Cấp Trung ương cần phải trực tiếp phê duyệt những dự án lớn chứ không giao hẳn cho địa phương được”,TS Hồ đề nghị.
Đồng thời, theo TS Hồ, đi đôi với việc đề cao trách nhiệm thì cần tăng cường trách nhiệm cho cơ quan quản lý để quản lý được tốt hơn. Cách làm việc của chúng ta không chặt chẽ nên các nhà đầu tư chỉ chạy theo lợi nhuận là chính mà không đảm bảo được yêu cầu.
Hỗ trợ người dân bịthiệt hại
Cũng theo nghị quyết nói trên, Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn cần đẩy mạnh nhiều giải pháp để bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ người dân khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, ước tính có khoảng 263.000 lao động ở 4 tỉnh miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosagây ra. Trong đó, khoảng 100.000 ngườilao động bị ảnh hưởng trực tiếp, 163.000 lao động bị ảnh hưởng gián tiếp.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn đã soạn dự thảo “Quyết định về một số chính sách hỗ trợ người dân, khôi phục, phát triển sản xuất tại 4 tỉnh miền Trung”.
Theo dự thảo, Chính phủ sẽ có các chính sách về khôi phục, tái tạo nguồn lợi hải sản vàhệ sinh tháibiển, như: Nhà nước đầu tư 100% kinh phí từ ngân sách trung ương để phục hồilại san hô, thảm cỏ biển,rừng ngập mặn, làm sạch môi trường. Ước tính mức đầu tư khoảng 40 tỉ đồng/năm và kéo dài trong 10 năm, bắt đầu từ năm 2017.
Chính sách đóng mới tàu cá sẽ ưu tiên cho chủ tàu cá không lắp máy hoặc lắp máy công suất dưới 90 CV, được vay vốn tại các ngân hàng để đóng mới tàu cá từ 90 CV đến dưới 400 CV phục vụkhai thác hải sản, làm dịch vụhậu cần nghề cá. Hạn mức vay bằng 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu cá với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả lãi 1%, còn lạingân sách nhà nướcbù 6%. Thời hạn vay 15 năm.
Cá nhân, hộ gia đình tham gia khai thác,nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá,chế biến thủy sản, nghề muối bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố môi trường được vay 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất bằnglãi suất cho vayđối với hộ nghèo.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp - PTNTcam kết sẽhỗ trợ ngư dântham gia những chương trình xuất khẩu lao động với chi phí thấp, do bộ trực tiếp triển khai. Đối với người dân có nhu cầu chuyển đổi nghề, bộ sẽ tham vấn nguyện vọng của người lao động và khảo sát nhu cầu thực tế của thị trường. Chương trình quốc gia về đào tạo, việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động sẽ ưu tiên hỗ trợ cho người lao động tại các địa phương này.
Trí Lâm