Bộ Tài chính thống nhất chủ trương giảm giá điện cho doanh nghiệp, người dân nhưng kiến nghị EVN phải có phương án cân đối để tránh trường hợp lỗ và treo lại các khoản lỗ gây áp lực tăng giá trong năm 2021.

Kiến nghị EVN giảm giá điện nhưng không treo lỗ, gây áp lực tăng giá cho năm sau

10/04/2020, 12:31

Bộ Tài chính thống nhất chủ trương giảm giá điện cho doanh nghiệp, người dân nhưng kiến nghị EVN phải có phương án cân đối để tránh trường hợp lỗ và treo lại các khoản lỗ gây áp lực tăng giá trong năm 2021.

EVN đã có phương án giảm giá điện cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19 - Ảnh: Internet

Trong báo cáo gửi Chính phủ về các giải pháp chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đã có tính toán để điều chỉnh giảm giá một số hàng hoá, dịch vụ đầu vào quan trọng. Trong đó có giá điện.

Theo Bộ Tài chính, ngày 1.4, EVN đã có báo cáo chương trình giảm giá điện và an sinh xã hội để hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch COVID-19, với mức giảm từ 10%, 50% đến 100% cho một số đối tượng trong 6 tháng, từ tháng 4 - 9.2020. Tổng mức hỗ trợ khoảng 8.000 tỉ đồng. Đồng thời, Bộ Công thương cũng có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất giảm 10 - 20% giá điện cho một số đối tượng, thời gian áp dụng 3 tháng, từ tháng 4 - 7.2020, với tổng mức hỗ trợ khoảng 11.000 tỉ đồng.

Đối với giá điện, theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện, trong đó có giá điện. Rà soát cho thấy nguồn kinh phí thực hiện là giảm trực tiếp vào doanh thu của EVN. Vì vậy, Bộ Tài chính thống nhất chủ trương giảm giá điện cho một số đối tượng chịu tác động bởi dịch COVID-19

Tuy nhiên, Bộ kiến nghị EVN phải có phương án cân đối để tránh trường hợp lỗ và treo lại các khoản lỗ gây áp lực tăng giá trong năm 2021, nhất là sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác là đầu vào của sản xuất điện (than cho sản xuất điện, khí...). Bên cạnh đó, cơ quan này cũng kiến nghị EVN rà soát, tính toán lại chi phí mua điện năm 2020, các thông số đầu vào như giá than, dầu, khí, tỷ giá, sản lượng, cơ cấu sản lượng điện vào để giảm giá.

Trước đó, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 theo đề xuất của Bộ Công Thương

Hiện nay, giá điện sinh hoạt của người dân vẫn đang áp dụng ở 6 bậc khác nhau với đơn giá tăng lũy tiến theo từng bậc. Từ 0 - 5 kWh giá là 1.678 đồng/kWh; 51 - 100 kWh có giá 1.734 đồng/kWh; 101 - 200 kWh có giá 2.014 đồng/kWh; 201 - 300 kWh giá 2.834 đồng/kWh...

Với khách hàng là hộ gia đình, Bộ Công thương đề nghị giảm 10% giá điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4. Theo sản lượng tiêu thụ điện các năm trước thì số tiền được giảm là gần 3.000 tỉ đồng.

Bộ Công thương cho rằng, các đối tượng chủ yếu là người lao động, công chức, viên chức, công nhân bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19. Đối với các bậc thang cao trên 300 kWh, Bộ Công thương muốn giữ nguyên vì các khách hàng tiêu thụ ở bậc thang này là những hộ có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến nghị EVN giảm giá điện nhưng không treo lỗ, gây áp lực tăng giá cho năm sau