Ngày 18.1, chỉ số ô nhiễm không khí AQI tại TP.HCM ở mức 218, đồng nghĩa với việc người dân đang phải hít thở không khí rất có hại cho sức khỏe.
Không khí ở TP.HCM ít ô nhiễm hơn Hà Nộinhưng lại có chiều hướng tăng. Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2017, có 6 ngày nồng độ PM 2.5 vượt quá quy chuẩn quốc gia - ít hơn Hà Nội đến 31 ngày. Tuy nhiên nếu so với khuyến cáo của WHO thì vẫn có đến 78 ngày vượt ngưỡng (25 µg/m3). Đặc biệt, số giờ có chỉ số AQI ở mức “có hại cho sức khỏe” của năm 2017tăng hơn 15 lần so với 2016, từ 0,61% lên 9,55%.
Nguồn gây ô nhiễm được cho là đến từ các nhà máy nhiệt điện than, các hoạt động giao thông, công nghiệp và theo gió thổi từ các nước láng giềng.Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp của con người. Những hạt bụi nhỏ có thể đi sâu vào cơ thể gây khó thở, thậm chí tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ. Người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em là những trường hợp dễ bị ảnh hưởng nhất.
Hệ lụy của nó là số người chết do ô nhiễm không khí tại Việt Namcũng tăng từ 20.000 người năm 1990 lên 40.000 người năm 2013. Riêng tại khu vực TP.HCM vào năm 2013, số người chết do ô nhiễm không khí lên tới 3.000 người.
Thiệt hại về người dẫn đến thiệt hại về kinh tế thông qua việc mất thu nhập và giá trị mạng sống, ước tính tương đương với 5,5 - 7,5 tỉ đồng/người. Với tổng số người chết do ô nhiễm không khí, con số thiệt hại về kinh tế tương đương từ 5 - 7% GDP, khoảng 10 - 12 tỉ USD vào năm 2013.
Nguồn video: VTC14