Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ khẩn trương có ý kiến kết luận rõ Dự án xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã đủ cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; đồng thời làm rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Không dùng vốn nhà nước để xây nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Anh Thư | 13/01/2020, 18:03

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ khẩn trương có ý kiến kết luận rõ Dự án xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã đủ cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; đồng thời làm rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

TTXVN chiều 13.1.2020 đưa tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng mới đây đã có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án Xây dựng nhà ga T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (sân bay Tân Sơn Nhất).

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có ý kiến kết luận rõ Dự án đã đủ cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; đồng thờilàm rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 sân bayTân Sơn Nhất có công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, diện tích mặt bằng nhà ga khoảng 110.000m2, mở rộng sân đỗ máy bay trên diện tích 4.670m, các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ hệ thống kỹ thuật, giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mặt, thoát nước thải.

Dự án được xây dựng trên diện tích 16,05ha với ổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 10.990 tỉđồng

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ đạt 45 triệu khách vào năm 2025, trong khi đó, tổng công suất của 2 nhà ga hiện hữu mới đạt khoảng 28 triệu khách mỗi năm. Do đó, việc xây dựng thêm một nhà ga (nhà ga T3) công suất 20 triệu khách để khắc phục tình trạng tắc nghẽnlà cấp thiết.

Chiều 13.1, đại diện sân bayTân Sơn Nhất cho biết, dịp Tết Âm lịch2020dự kiến đón khoảng trên 3,7 triệu lượt hành khách. Ngày cao điểm trước Tết là ngày 22.1.2020 (tức mùng 28 tháng Chạp) sẽ có khoảng 965 lượt chuyến bay cất hạ cánh.

Cao điểm sau Tết là ngày 30.1.2020 (tức mùng 6 tháng Giêng) với khoảng 954 lượt cất hạ cánh. So với Tết 2019, số lượt cất hạ cánh tăng đến 56 lượt, tăng kỷ lục từ trước đến nay.

Hiện có tổng cộng có 50 máy làm thủ tục tự động tại khu vực ga quốc nội của các hãng Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air, tăng 10 máy so với Tết Âm lịch 2019.

Sân bay đã bổ sung, điều chỉnh các điểm an ninh soi chiếu nhằm tăng thêm 20% năng lực soi chiếu hành khách so với năm 2019. Hệ thống sân đậu máy bay cũng được khai thác tổng cộng 86 vị trí đỗ thương mại ngày và đêm (bao gồm sử dụng 6 vị trí đỗ quân sự), tăng 14 vị trí đỗ so với Tết Âm lịch 2019.

T.Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không dùng vốn nhà nước để xây nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất