Gần đây, có nhiều luồng dư luận cho rằng vấn đề khởi nghiệp tại Việt Nam đang bị phong trào hóa hơn là đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, ông Phạm Duy Hiếu - Giám đốc điều hành Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam - Startup Vietnam Foundation (SVF) cho rằng, luồng dư luận này là không có cơ sở.

Khởi nghiệp là để giải quyết những vấn đề mà xã hội đang gặp phải

Hà Ngọc Bách | 07/05/2018, 09:59

Gần đây, có nhiều luồng dư luận cho rằng vấn đề khởi nghiệp tại Việt Nam đang bị phong trào hóa hơn là đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, ông Phạm Duy Hiếu - Giám đốc điều hành Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học công nghệ Việt Nam - Startup Vietnam Foundation (SVF) cho rằng, luồng dư luận này là không có cơ sở.

Theo ông Hiếuthì bản chất của khởi nghiệp, hay doanh nghiệp ra đời là "để giải quyết những vấn đề mà xã hội đang gặp phải", chính vì vậy không thể có chuyện khởi nghiệp trở thành "phong trào", không có tính thực tiễn. Vì lý do muốn giải quyết những vấn đề mà xã hội chúng ta đang gặp phải, Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao (SHTP-IC) phối hợp cùng SVF tổ chức cuộc thi IoT Startup 2018 với sự chỉ đạo của Khu Công nghệ cao TP.HCM và Sở KH&CN TP.HCM.

Ngày 5.5, Ban Tổ chức cuộc thi IoT Startup 2018 đã tổ chức buổi công bố khởi động cuộc thi này. Phát biểu tại buổi công bố khởi động cuộc thi, ông Lê Hoài Quốc -Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCMcho rằng cuộc thi này nhằm khơi gợi hành động thiết thực của các bạn sinh viên,cộng đồng khởi nghiệp nhằm hưởng ứng và hiện thực hóa kế hoạch phát triển đô thị thông minh của Chính phủ.

Thông qua cuộc thi, ban tổ chức mong muốn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đam mê sáng tạo trong lĩnh vực IoT (Internet-of-Things) của giới trẻ và cộng đồng khởi nghiệp; đồng thời hỗ trợ phát triển, ươm tạo và hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT, xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp IoT bền vững.

Trải qua 2 năm tổ chức (2016 và 2017), cuộc thi đã thu hút hơn 10.000 lượt quan tâm theo dõi và 150 dự án đăng ký tham gia, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu như: hệ thống đèn đường thông minh S3, hệ thống mạng giám sát môi trường nông nghiệp ngư nghiệp Aevisor - Fman, khóa thông minh Gtek Lock (ATOVI), dự án nhà trồng nấm AgriConnect...

Đây là các dự án đã đạt được các thành tích nổi bật như kêu gọi vốn thành công tại Shark Tank Việt Nam và từ các quỹ đầu tư khác nhau, thương mại hóa sản phẩm đạt kết quả tốt, cũng như giành được nhiều giải thưởng về sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp ở trong và ngoài nước.

Do đó, cuộc thi IoT Startup 2018 với chủ đề "Building IoT-based Smart City" (Kiến tạo thành phố thông minh trên nền tảng IoT) kỳ vọng sẽ tìm kiếm, phát hiện được các ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp xuất sắc, qua đó hỗ trợ để thương mại hóa và phát triển mạnh mẽ, hình thành những sản phẩm công nghệ cao "made in Vietnam".

Cuộc thi IoT Startup năm naydiễn ra từ tháng 5 đến tháng 10.2018. Vòng chung kết cuộc thi sẽ là một sự kiện nổi bật trong tuần lễ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM và cũng là sự kiện nhằm kỷ niệm 16 năm thành lập Khu Công nghệ cao TP.HCM.

Năm nay, IoT Startup chia thành 2 bảng thi đấu dành cho các nhóm sinh viên và các nhóm startup nhằm tạo điều kiện hỗ trợ sát sao hơn cho từng đối tượng. Giải nhất dành cho sinh viên có giá trị 50 triệu đồng. Đội chiến thắng ở nhóm startup nhận được tổng giải thưởng trị giá 150 triệu đồng gồm 50 triệu tiền mặt và gói hỗ trợ ươm tạo trong 1 năm.

Kim Ngân
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khởi nghiệp là để giải quyết những vấn đề mà xã hội đang gặp phải