Cuộc thi có chủ đề “Truyền thông – Khởi nghiệp” năm 2017 do Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại – Học viện Ngoại giao tổ chức đã thu hút nhiều sinh viên tham gia. Thí sinh thực hiện một dự án dùng truyền thông để xây dựng, quảng bá một dự án kinh doanh khởi nghiệp, hoặc thực hiện một dự án khởi nghiệp trong ngành truyền thông.

Khởi nghiệp: Đừng ảo tưởng về sức mạnh truyền thông mà xem nhẹ sản phẩm.

Thu Anh | 16/06/2017, 16:20

Cuộc thi có chủ đề “Truyền thông – Khởi nghiệp” năm 2017 do Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại – Học viện Ngoại giao tổ chức đã thu hút nhiều sinh viên tham gia. Thí sinh thực hiện một dự án dùng truyền thông để xây dựng, quảng bá một dự án kinh doanh khởi nghiệp, hoặc thực hiện một dự án khởi nghiệp trong ngành truyền thông.

Ông Nguyễn Văn Phương – Sáng lập và Điều hành Học viện Tiếp thị Ứng dụng Sage trao đổi với Báo Một Thế Giới xoay quanh vấn đề “Truyền thông – Khởi nghiệp” bên lề cuộc thi IC Master - Nhà truyền thông tài ba 2017.

- Thưa ông, với mỗi dự án khởi nghiệp, truyền thông sẽ có vai trò như thế nào?

- Ông Nguyễn Văn Phương: Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp bởi khi đã có ý tưởng tốt nhưng nếu không đưa nó đến được với công chúng, với khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng thì cũng giống như những hòn đảo giữa đại dương không ai biết tới. Và truyền thông cùng việc tận dụng truyền thông một cách khôn ngoan, thông minh trong việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của những nhà khởi nghiệp đến khách hàng sẽ giúp các dự án giảm được chi phí nhưng lại đạt được hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, truyền thông chỉ có tác dụng khi ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm khởi nghiệp thực sự là ý tưởng khả thi, đáp ứng nhu cầu của xã hội, của thị trường; sau đó mới dùng truyền thông để quảng bá, tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Phương (thứ 2 từ phải sang) - Ảnh: BTC

- Truyền thông có một sức mạnh to lớn, tuy nhiên trong lĩnh vực khởi nghiệp, nếu các dự án khởi nghiệp lạm dụng truyền thông hay xử lý truyền thông không khéo thì đó có phải là một trong những lýdo khiến các dự án khởi nghiệp chết nhanh hay không, thưa ông?

- Một dự án khởi nghiệp có chết hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ sản phẩm, ý tưởng kinh doanh, ý tưởng sản phẩm có đáp ứng, giải quyết được nhu cầu của khách hàng, thị trường hay không và kích thước của thị trường có đủ lớn để các dự án khởi nghiệp làm kinh doanh hay không… Và còn nhiều vấn đề khác dẫn tới việc thất bại của một dự án khởi nghiệp… Truyền thông chỉ có vai trò hỗ trợ khi các dự án khởi nghiệp có được một nền tảng chắc chắn từ sản phẩm, mô hình kinh doanh.

Nếu chúng ta có được một ý tưởng tốt, sản phẩm tốt thì việc tận dụng truyền thông hiệu quả sẽ là sự cộng hưởng cho một đơn vị khởi nghiệp đi lên rất nhanh và nhận được sự chú ý của công chúng, của giới truyền thông, của giới khởi nghiệp…

Ngược lại, nếu sản phẩm khởi nghiệp chưa tốt, chưa thực sự ấn tượng và đủ sức thuyết phục thì truyền thông sẽ phản tác dụng bởi khi giới thiệu một sản phầm tồi ra thị trường đồng nghĩa với việc các dự án khởi nghiệp sẽ đánh mất đi cơ hội thu hút sự quan tâm của khách hàng. Khi mất đi sự ấn tượng, đánh mất niềm tin thì lần giới thiệu thứ 2 sẽ khó khăn hơn nhiều.

- Đối với các dự án khởi nghiệp, đặc biệt là những người trẻ khởi nghiệp, khâu gọi vốn đầu tư và đăng ký sở hữu trí tuệcho sản phẩm khởi nghiệp luôn là vấn đề khiến các bạn trẻ gặp khó khăn nhất. Vậy theo ông, trong trường hợp này, truyền thông sẽ hỗ trợ các bán như thế nào?

- Muốn gọi vốn thành công, các dự án khởi nghiệp phải chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư để chứng minh dự án khởi nghiệp của mình là khả thi. Trong trường hợp này, truyền thông cũng đóng vai trò hỗ trợ một phần nếu dự án khởi nghiệp đó thực sự tốt, những thành viên trong dự án thực sự có một chiến lược truyền thông mạnh thì đâu đó, các nhà đầu tư cũng sẽ biết tới, quan tâm nhưng truyền thông không phải là con đường chính để các dự án khởi nghiệp đi tìm nguồn đầu tư.

Nhiều dự án mới lạ được các bạn sinh viên mang tới cuộc thi - Ảnh: BTC

- Có nhận định rằng: Truyền thông khởi nghiệp có thể khiến công ty startup đi chệch hướng, không tập trung vào phát triển sản phẩm. Quan điểm của ông như thế nào trước nhận định này?

- Cũng có những trường hợp nhà khởi nghiệp ảo tưởng về sức mạnh của truyền thông mà quên đi sự tập trung vào cái lõi của sản phẩm. Ngược lại có những nhà khởi nghiệp tận dụng được truyền thông một cách hợp lý, đúng cách trong việc khai thác sự đánh giá của khách hàng rồi quay lại điều chỉnh sản phẩm của mình.

- Theo ông, đối với các dự án khởi nghiệp, kênh truyền thông cũng như phương thức truyền thông nào sẽ giúp các bạn trẻ dễ dàng quảng bá sản phẩm của mình? Và là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, ông có lời khuyên nào cho các bạn trẻ khi sử dụng truyền thông trong các dự án khởi nghiệp của mình?

- Một sản phẩm khởi nghiệp tuyệt vời thìchính nó sẽ là công cụ truyền thông mạnh mẽ nhất vì giới truyền thông chủ động đi tìm kiếm các câu chuyện. Thứ hai là mỗi một khách hàng đầu tiên của nhà khởi nghiệp là vũ khí truyền thông tuyệt vời vì sau khi trải nghiệm họ sẽ lan tỏa thông qua mạng xã hội hay lời giới thiệu người dùng tiếp theo. Do vậy các nhà khởi nghiệp nên tận dụng các câu chuyện của mình để kể với giới truyền thông, và tạo cơ chế để khách hàng của mình giới thiệu, chia sẻ tới những người tiếp theo... Đó là những cách làm không tốn kém nhiều chi phí mà lại hiệu quả cao.

- Xin cảm ơn ông.

Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại – Học viện Ngoại giao đã tổ chức cuộc thi "Nhà Truyền thông Tài ba – IC Master" nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng những nhân tố có tài năng, triển vọng, hội tụ đầy đủ các tố chất của một nhà truyền thông tương lai.

Năm 2017, cuộc thi cóchủ đề “Truyền thông – Khởi nghiệp”. Thí sinhthực hiện một dự án truyền thông với đề tài khởi nghiệp: Dùng truyền thông để xây dựng, quảng bá một dự án kinh doanh khởi nghiệp, hoặc thực hiện một dự án khởi nghiệp trong ngành truyền thông. Cuộc thiđã thu hút rất nhiều dự án của các bạn sinh viên tham gia.

Trải qua vòng Sơ loại, Bán kết, 3 đội thi sẽ góp mặt tại đêm Chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới gồm:nhóm FARITA -Xây dựng game mobile với cốt truyện Tấm Cám,nhóm GEND -Thời trang đồng bộ cho chủ và thú cưng, nhóm NUCHATHADATA với dự ánVIC VIetnam - Trại hè Quốc tế tại Việt Nam.

Thu Anh (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khởi nghiệp: Đừng ảo tưởng về sức mạnh truyền thông mà xem nhẹ sản phẩm.