Nhiều người có thể không nhận ra nhưng năm 2021 ngắn hơn bình thường. Theo nhà nghiên cứu Graham Jones, năm vừa qua là năm ngắn nhất từng ghi nhận.

Khoa học chứng minh 2021 là năm ngắn nhất lịch sử

Long Hải | 04/01/2022, 11:00

Nhiều người có thể không nhận ra nhưng năm 2021 ngắn hơn bình thường. Theo nhà nghiên cứu Graham Jones, năm vừa qua là năm ngắn nhất từng ghi nhận.

thoi-gian.jpg
Theo các nhà khoa học, 2021 là năm ngắn nhất từng ghi nhận - Ảnh: Getty Images

Giới khoa học cho rằng năm 2021 là một năm ngắn hơn bình thường, thậm chí là ngắn nhất từ trước tới nay, dù điều này khó ai có thể cảm nhận theo cách thông thường.

Graham Jones, trưởng nhóm nghiên cứu tại tổ chức TimeAndDate cho biết, năm 2021 chỉ ngắn hơn một năm bình thường khoảng 65 mili giây. Nguyên nhân là do tốc độ Trái đất đang quay đang nhanh hơn.

“Chỉ một thay đổi nhỏ trong tốc độ quay của Trái đất cũng có thể khiến một ngày dài hoặc ngắn hơn một phần nhỏ của giây so với mức tiêu chuẩn là 86.400 giây. Một kỷ lục mới đã được ghi nhận với năm 2021 là năm ngắn nhất”, Jones cho biết.

Các nhà khoa học cho rằng Trái đất đã quay chậm lại trong một thời gian dài, khiến các năm dần dần dài ra. Tuy nhiên, họ nhận thấy Trái đất bùng nổ về tốc độ trong năm 2020. Dù tốc độ tăng tốc đã giảm nhưng Trái đất vẫn tiếp tục quay nhanh khiến năm 2021 diễn ra nhanh hơn.

Độ dài ngắn của năm cũng rất khó để đoán trước vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm địa chất hay nhật thực. Việc này còn liên quan tới quỹ đạo Mặt trăng và khoảng cách của Mặt trăng với Trái đất, chuyển động của đại dương, chuyển động bên trong hành tinh...

Ngoài ra, các yếu tố như chuyển động của đại dương và chuyển động bên trong hành tinh xanh được cho là có ảnh hưởng lâu dài hơn, nhưng giới khoa học chưa hoàn toàn hiểu rõ về cách thức. Vì vậy, rất khó để đưa ra dự đoán về tốc độ quay của Trái đất trong khoảng thời gian sớm hơn 6 tháng.

earth.jpg
Độ dài ngắn của năm cũng có liên quan tới quỹ đạo Mặt trăng và khoảng cách của Mặt trăng với Trái đất

Kể từ những năm 1960, các nhà khoa học đã đo độ dài một ngày trên Trái đất bằng đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác lên đến 0,0000001 giây. Nhờ đồng hồ nguyên tử, các nhà khoa học biết khi nào thì độ dài ngày sai lệch so với mức trung bình.

Tiếp đó, khi thời gian nguyên tử được quốc tế chấp thuận vào năm 1967, các đồng hồ nguyên tử cho thấy sự ổn định hơn khoảng 100 lần so với năm Mặt trời. Trong suốt 30 năm qua, đồng hồ nguyên tử đã được cải tiến hơn một triệu lần, trở thành công cụ đo cực kỳ chính xác.

“Đồng hồ nguyên tử ngày nay có thể giúp kiểm tra chính xác kiến thức của chúng ta về vật lý cơ bản, đảm bảo các giao dịch tài chính an toàn, cung cấp thời gian yêu cầu cho những hệ thống lập bản đồ sử dụng Hệ thống định vị toàn cầu GPS”, chuyên gia về đồng hồ nguyên tử Kurt Gibble, giáo sư vật lý tại Đại học bang Pennsylvania, cho biết.

Bài liên quan
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7.12.2024 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí, nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống con người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khoa học chứng minh 2021 là năm ngắn nhất lịch sử