Giữa lúc đoàn thể thao Việt Nam ăn mừng chiến công tại Asian Games 2018 thì VĐV điền kinh Quách Công Lịch úp mở chia tay đội tuyển trên trang cá nhân. Nguyên nhân của việc chia tay này được anh chia sẻ rất thực tế.

Khi VĐV điền kinh tủi thân trước sự ưu ái cho bóng đá

Anh Tú (tổng hợp) | 03/09/2018, 07:15

Giữa lúc đoàn thể thao Việt Nam ăn mừng chiến công tại Asian Games 2018 thì VĐV điền kinh Quách Công Lịch úp mở chia tay đội tuyển trên trang cá nhân. Nguyên nhân của việc chia tay này được anh chia sẻ rất thực tế.

Nam vận động viên người Thanh Hóa viết: "Có lẽ tôi đã quyết định nên dừng lại mọi thứ tại đây. 4 triệu 500 ngàn một tháng, tôi không thể lo cho gia đình sau này được. Có giải lớn thì có tiền, nếu không có giải thì không có gì cả. Điền kinh chắc 1 năm chỉ có 1 giải có thể kiếm tiền. Cảm ơn người hâm mộ đã quan tâm và động viên, nhưng đam mê không bao giờ mang đến cho mình được tất cả. Có thành tích thì mình mới được tung hô, còn không thì mình là kẻ thất bại. "Vua" vẫn là VUA còn nữ hoàng có "Vàng" vẫn thua VUA thôi. Cảm ơn và cảm ơn".

Câu "Vua vẫn là Vua" được Lịch nêu khiến nhiều người nghĩ anh ám chỉ đến việc các cầu thủ bộ môn thể thao vua là bóng đá được biệt đãi trong lúc VĐV các bộ môn khác không có gì. Sau đó, Lịch chia sẻ trên Soha: "Tất nhiên là tủi thân rồi, rất thiệt thòi. Vì những môn thể thao Vua, họ có thể chơi 90 phút, tất cả người dân Việt Nam đều có thể nhìn mặt họ là những ai. Chúng tôi thì chạy chỉ hơn 1 phút, không ai nhận ra chúng tôi là ai, nên rất thiệt thòi.

Ở nước ngoài, có nơi đội bóng của họ cũng không phát triển lắm, nhưng tất cả các nội dung đều phát triển đồng đều. Ví dụ U23 Việt Nam sau một giải họ có thể phát triển rất nhiều. Tôi không ghen tỵ đâu nhưng nên có sự công bằng. Ai cũng có sự cố gắng, ai cũng tập luyện cả năm trời..."

VĐV 25 tuổi này cũng chia sẻ trên Soha những khó khăn của các VĐV theo nghiệp thể thao thành tích cao, bao gồm cả những người được gọi lên thi đấu cho tuyển quốc gia:

"4.500.000 đồng/tháng, đấy là thu nhập của VĐV đội tuyển. Còn ví dụ như tôi thì có thêm lương ở địa phương nữa nhưng cũng không cao đâu. Lương ở địa phương thì tùy nơi, nếu địa phương nào khi cho VĐV lên tuyển mà vẫn trả lương thì còn có tiền thêm. Thêm bao nhiêu thì cũng tùy địa phương.

Đây là câu chuyện chung của VĐV đội tuyển quốc gia. Họ nhận 4.500.000 đồng/tháng, tương đương 150.000 đồng/ngày. Còn địa phương, ví dụ Hà Nội sẽ không trả lương thưởng cho VĐV khi lên tập trung đội tuyển. Tôi ở Thanh Hóa thì vẫn giữ được, nhưng cái này cũng còn tùy VĐV, cùng địa phương đấy nhưng người được người không. Trên tuyển thì ngoài ra không còn trợ cấp nào nữa, chỉ có lương cứng 150.000 đồng/ngày"

"Mức thưởng ở các giải đấu cũng tùy địa phương. Có địa phương nhiều, có địa phương ít lắm. Ví dụ năm nay không có SEA Games, không có giải gì cả. Hiện chúng tôi chỉ còn Đại hội thể thao Quốc gia vào tháng 11. Lương thì vẫn thế. Đến 15.9 nhiều người sẽ hết suất ở tuyển, thì sẽ chỉ về nhận lương địa phương

Chỉ còn một vài VĐV trọng điểm, có khả năng đạt huy chương năm sau, có thể có tôi và một số người khác, thì ở lại. Những ai không có khả năng đoạt huy chương tại SEA Games năm sau thì không tập trung nữa. Rất nhiều VĐV khi về địa phương cũng chỉ nhận 4.500.000 đồng/ tháng hoặc ít hơn.

Ở giải Quốc gia, ví dụ Thanh Hóa mà đoạt HCV thì được 12 triệu đồng, 6 triệu/HCB; ở Quân đội và Hà Nội thì là 50 triệu đồng/HCV. Như chúng tôi, cũng được đi Asiad, nhưng không có huy chương thì vẫn chỉ có lương đội tuyển, không có gì khác. Về đại hội thì nhận thưởng theo mức huy chương nói ở trên, không có huy chương thì không được gì cả.

Nếu chấn thương cũng không được gì. Chúng tôi chỉ được lương, không hỗ trợ gì khác. Nếu được huy chương thì có thêm tiền, còn không được thì không còn gì thêm.

Với những năm nhiều giải đấu, có huy chương thì chúng tôi được nhiều tiền hơn. Nhưng những ai không có thì vẫn không có tiền. Còn nói năm này bù năm kia thì khó lắm, thể thao không biết trước điều gì mà. Nếu chấn thương thì làm sao bù được?"

"Như chúng tôi là VĐV có tiếng, có thể tranh chấp huy chương được, ví dụ ở giải Quốc gia là khả năng cao, thì còn có tiền. Với những VĐV kiểu 50/50, vẫn tập trung đội tuyển, trong đội tiếp sức hay gì đó, nhưng đến giải quốc gia làm sao vượt qua chúng tôi? Khi đó họ cùng lắm được HCB hoặc HCĐ, thu nhập không thể bằng chúng tôi được.

Đây không phải vấn đề của VĐV điền kinh mà của tất cả những VĐV khác. Giờ làm sao cho tốt thì chúng tôi cũng rất khó nói. Thể thao Việt Nam khác nước ngoài, chúng tôi chỉ biết kêu gọi như vậy. Trên Tổng cục TDTT cũng làm hết mức có thể rồi, có thể là hết sức rồi. Chỉ hy vọng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư thêm cho thể thao Việt Nam, như nước ngoài, chứ không chỉ là Tổng cục".

Sau những lời chia sẻ của Lịch trên facebook, anh nhận được nhiều lời động viên chia sẻ. Có người khuyên anh nghĩ lại không nên bỏ cuộc, có người ủng hộ anh phải ưu tiên lo cuộc sống bản thân.

Lịch từng giành 2 HCV nội dung 400m giải Asian Grand Prix 2015 và 2017 và 3 lần giành HCB ở các kỳ SEA Games. Nhưng tại Asian Games lần này, Lịch thi đấu không thành công. Trong phần thi bán kết 400 m rào nam, Lịch gặp chấn thương, bỏ lỡ luôn phần thi, không thể đạt thành tích như mong muốn. Hiện Lịch đã 25 tuổi và thời gian thi đấu đỉnh cao cũng không còn nhiều.

Cũng cần nhắc lại, điền kinh Việt Nam tại Asian Gameslần này tạo dấu mốc ấn tượng khiđoạt 1 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ xếp thứ 8 ngang với Hàn Quốc và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

P.V

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi VĐV điền kinh tủi thân trước sự ưu ái cho bóng đá