Năm 2017 là một năm bùng nổ các hoạt động thúc đẩy sự bình đẳng dành cho cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới) trong môi trường học đường. Đặc biệt, vai trò của các giáo viên ngày càng trở nên quan trọng do họ đã không còn đóng vai là những người ủng hộ đơn thuần nữa.

Khi giáo viên trở thành 'chiến binh' bảo vệ cho học sinh LGBT

Phan Linh | 30/12/2017, 17:00

Năm 2017 là một năm bùng nổ các hoạt động thúc đẩy sự bình đẳng dành cho cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới) trong môi trường học đường. Đặc biệt, vai trò của các giáo viên ngày càng trở nên quan trọng do họ đã không còn đóng vai là những người ủng hộ đơn thuần nữa.

Giải thưởng LGBTIQ Việt Nam là sự kiệnthường niên do trung tâm ICS tổ chức nhằm vinh danh những cá nhân, tập thể, sản phẩm truyền thông và nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy phong trào quyền của cộng đồng LGBTIQ Việt Nam trong năm qua. Điều đặc biệt là chínhcộng đồng LGBTIQ là nhữngngườiđãđưa ra danh sách đề cử và bình chọn kết quả cuối cùng.

Giải thưởng LGBTIQ Việt Nam 2017bao gồm 11 hạng mục: Ngôi sao của năm, Phim ảnh của năm,Người truyền cảm hứng của năm,Hội nhóm của năm,Sáng kiến của năm,Doanh nghiệp của năm,Người đồng hành của năm,Trường học cầu vồng của năm,Cá nhân thúc đẩy giáo dục cầu vồngcủa năm,Bài báo/bài viết của năm vàVideo truyền thông của năm. (Link bình chọn: bit.ly/bcTVl5)

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc thúc đẩy sự bình đẳng trong môi trường học đường đã trở thành chủ đề nóng trong cộng đồng LGBT Việt. Chia sẻ về việc này, bà Nguyễn Hải Yến - đại diện cho dự án Trường học Cầu vồng của trung tâm ICS - cho biết: "Kể từ năm 2013, các hoạt động ở trong trường học bắt đầu được chú ý và dần tập trung hơn. Trong hành trình này, lực lượng quan trọng nhất chính các cô giáo, thầy giáo, những người chắp cánh và bảo vệ học trò".

Bà Nguyễn Hải Yến đánh giá cao vai trò của giáo viên trong dự án"Trường học Cầu vồng"tại hội thảo “Nuôi nầm bao dung” được diễn ra vào ngày 17.12.2017

Giáo viênđồng hành cùng học trò của mình

Hạng mục "Cá nhân thúc đẩy giáo dục cầu vồng của năm" của giải thưởng LGBTIQ Việt Nam tôn vinh năm nayđã chứng kiến sự xuất hiện của 4giáo viên nổi bật đến từ khắp nơi trên cả nước: bàNgô Thị Quyên -hiệu trưởng trường PTTH Gang Thép (Thái Nguyên), ôngVõ Đức Chỉnh -hiệu trưởng trường PTTH Nguyễn Việt Hồng (Cần Thơ), bàTạ Thị Thảo -giảng viên trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, ôngVũ Trung Kiên -hiệu phó trường PTTH Nam Sách (Hải Dương).

Sự kiện IDAHOT (Quốc tế chống kỳ thị LGBT) diễn ra tại Đại học Khoa học Thái Nguyên dưới sự hỗ trợ của bàTạ Thị Thảo

Chia sẻ với phóng viênbáo điện tửMột Thế Giới, bàTạ Thị Thảo cho biết: "Tôi đã đồng hành cùng với cộng đồng LGBTtừ lâu rồi.Năm nay,tôi chỉ dùng mọi cách của mình để có thể cho học trò của mìnhtiếp cận với kiến thức LGBT màthôi. Tôi mời các bạn đến chia sẻ trong giờ học, bên cạnh đó là tổ chức ngày hội IDAHOT (Quốc tế chống phân biệt đối xử với người LGBT). Tôi cũng không ngờ là nó lại nhận được nhiều phản ứng tích cực như vậy, có cả truyền thông và báo chí đưa tin nữa. Tôi tin rằng giáo viên đóng vai trò là chất xúc tác cực kỳ quan trọng để có thể lôi kéo và lan tỏa cho các học sinh, giáo viên khác trong trường thấu hiểu hơn về cộng đồng LGBT".

ÔngVõ Đức Chỉnh(ngoài cùng bên phải) tại một sự kiện do trung tâm ICS tổ chức

ÔngVõ Đức Chỉnh thì nhấn mạnh rằng: "Vai trò của các giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là đặc biệt quan trọng. Mặc dù hiệu trưởnglà người ra quyết định lớn nhất và là người truyền cảm hứng cho các giáo viên nhưng chính các giáo viênsẽ là những người trực tiếp đồng hành và chăm lo cho các em trước những bạo lực học đường. Trước đây, các giáo viên củatrường Nguyễn Việt Hồng chưa hiểu rõ nêntình trạng của các em học sinh LGBTkhông được tốt lắm. Thế nhưng mọi chuyện đã diễn ratheo chiều hướng tích cực. Hiện nay, học sinh LGBT của trường không cần phải lo lắng nữa".

Trong khi đó, bà Ngô Thị Quyên tiết lộ rằng bà đã vấp phải trở ngạitừ một vài thành viên trong ban giám hiệu nhà trường lẫn phụ huynh khi quyết định tổ chứcsự kiện"Ngày hội Trường học Bình đẳng" cũng nhưcuộc thi trực tuyến"Hoán đổi giới tính"tại trường PTTH Gang Thép, Thái Nguyên. Mặc dù vậy, với niềm tin rằng những gì mình đang làm là đúng đắn, bà đã thuyết phục thành công những người phản đối và sử dụng hết nguồn lực để thực hiện chương trình.

"Giáo viên nắm một vai trò cực kỳ quan trọngtrong việc đồng hành cùng các em học sinh, xóa đi những rào cản về định kiến.Thậm chí họ còn là người kết nối giữa phụ huynh và các em học sinh LGBT. Tôi mong muốn, có thể là trong thời gian tới, sẽ đẩy mạnh và lan tỏa các giá trị về bình đẳng, nhất là bình đẳng giới, để có thể tạo ra một môi trường học đường thân thiện, an toàn cho tất cả học sinh", bà Ngô Thị Quyên cho biết.

Ông Vũ Trung Kiên ngay từ rất sớm đã ủng hộ cho các hoạt động thúc đẩy bình đẳngtại trường PTTH Nam Sách. Với lòng nhiệt thành của mình, ông đã giúp chocác học sinh LGBTtrong trường cảm thấy tự tin và an toàn hơn rất nhiều. Khi được hỏi về việcxuất hiện trong danh sáchđề cử giải thưởng LGBTIQ tôn vinh năm nay, ông đãchia sẻ: "Tôi khá bất ngờ vì tôi cảm thấy mình chưa đóng góp được gì nhiều cho cộng đồng cũng như có nhiều thầy cô khác xứng đáng hơn tôi rất nhiều".

Cho đến những gương mặt đại diện cho tiếng nói cộng đồng

Bên cạnh các giáo viên, hạng mục "Cá nhân thúc đẩy giáo dục cầu vồng của năm" còn có 2 nhân vật nổi bật khácthuộc cộng đồng LGBT Việt làanh Nguyễn Bằng Giang (Hà Nội) và anh Đỗ Văn Tuấn (Vĩnh Phúc).

Nguyễn Bằng Giang (bên phải) trong sự kiện "Bây giờ hay bao giờ" tại trường PTTH Quỳnh Lưu II, Nghệ An

Ra mắt lần đầu tiên vào tháng 3 năm nay, Bây giờ hay bao giờ?là một bộ ảnh do Nguyễn Bằng Giang thực hiện và được triển lãm tại nhiều trường PTTH với thông điệp chống kỳ thị đối xử trong môi trường học đường. Chia sẻ với phóng viênbáo điện tửMột Thế Giới, anhcho biết: "Đây là dự án mà mình tâm đắc nhất trong năm vừa qua do mình đã ấp ủ nó từ tháng 11.2016. Hồi đó mình làm như tờ giấy trắng, biết gì làm đó. Cũng may mà dự án được đánh giá khá tốt. Vui nhất là khi mình đến một trường cấp 3 mà mọi người chưa hiểu gì về LGBT. Lúc kết thúc chương trình, mọi người hào hứng vô cùng và kéo lên xem ảnh rất đông".

Nguyễn BằngGiang cho biết trong thời gian tới anh muốn tiếp cận với các trường học bằng thông điệp về sự khoan dung và tự do. "Mình hy vọng các bạn học sinh, sinh viên có thể hiểu về tôn trọng sự đa dạng, học cách khoan dung với những sự khác biệt bằng những hành động nhỏ nhất như không phán xét, hiểu rằng mỗi người đều có những điều khác nhau và nghĩ thật kỹ trước khi có bất kỳ hành động nào hướng đến người khác", anh nói thêm.

Sự kiện 'Hạt giống yêu thương' của anh Đỗ Văn Tuấn cùng nhóm"Cộng đồng LGBTQ+ Vĩnh Phúc" tổ chức

Anh Đỗ Văn Tuấn là người đã cùng với nhóm "Cộng đồng LGBTQ+ Vĩnh Phúc" thực hiện chương trình Hạt giống Yêu thương với sự tham gia của 1.000 học sinh và giáo viên thuộc trường PTTH Nguyễn Viết Xuân (Vĩnh Phúc). "Chương trình diễn ra khá sôi nổi, các bạn cũng chia sẻ lại với nhóm là đã hiểu thêm được rất nhiều thứ. Trong năm tới, chúng mình muốn tập trung phát triển nhiều mô hình về 'Lớp học Cầu vồng', 'Lớp học An toàn'nhiều hơn.Đồng thời tập trung hơn về nhóm các sinh viên sư phạm trong tỉnh thành. Tụi mình mong rằng mỗi bạn học sinh 'hãy là những hạt giống gieo yêu thương và bình đẳng'-giống như thông điệp mà mình và nhóm 'Cộng đồng LGBTQ+ Vĩnh Phúc' hướng tới trong năm sau.”

Phan Linh, Sắn Phui

Đọc thêm:

6 nghệ sĩ Việt được cộng đồng LGBT yêu thích nhất

6 phim Việt được cộng đồng LGBTIQ yêu thích nhất năm 2017​
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi giáo viên trở thành 'chiến binh' bảo vệ cho học sinh LGBT