Khi làm MC truyền hình, Đại Nghĩa thường rất hài hước và hoạt náo. Tuy nhiên, khi diễn trên sân khấu, từ kịch người lớn đến thiếu nhi, Đại Nghĩa thường hóa thân vào vai ác.
Văn hóa

Khi Đại Nghĩa 'hóa thân' vào vai phản diện

Nguyễn Huy 27/04/2024 16:50

Khi làm MC truyền hình, Đại Nghĩa thường rất hài hước và hoạt náo. Tuy nhiên, khi diễn trên sân khấu, từ kịch người lớn đến thiếu nhi, Đại Nghĩa thường hóa thân vào vai ác.

Ngay từ ngày đầu vào nghề, Đại Nghĩa biết mình không có thế mạnh để cạnh tranh vai “kép đẹp” nên anh đã chọn một lối đi khác, đó là hóa thân trong những vai phản diện. Đại Nghĩa chấp nhận thử sức với bất kỳ loại vai gì, miễn anh được sống và hít thở bầu không khí nghệ thuật. Thời Đại Nghĩa còn tuổi đôi mươi, trong huyết quản của giới nghệ sĩ còn chảy theo hướng đam mê được hóa thân nhiều hơn là đạt mục đích tiền tài, danh vọng nhờ sự nổi tiếng. Với nét duyên hài sẵn có, Đại Nghĩa rất giỏi chọc cười khán giả. Dù so với các danh hài thì Nghĩa không quá nổi tiếng, nhưng trong các vở kịch dài, anh biết cách khiến khán giả cười bằng tình huống thú vị và mảng miếng của riêng mình.

437178927_462310429568993_8546413195941231846_n.jpg
Đại Nghĩa trong tạo hình tham quan Huỳnh Công Lý

Thế nhưng, khi người nghệ sĩ này hóa thân vào vai ác, gương mặt hài hước của anh lập tức thay đổi. Không ít người cho rằng Đại Nghĩa diễn tả được cái ác từ bên trong ra ngoài. Như trong vở kịch lịch sử Đức thượng công tả quân Lê Văn Duyệt - người mang 9 án tử (tác giả Phạm Văn Quý, chỉnh lý Võ Tử Uyên, đạo diễn Hoàng Duẩn), Đại Nghĩa đã nêu bật được tính cách ác bá khi hóa thân thành tham quan Huỳnh Công Lý tham nhũng, hà khắc với dân.

Trong một suất diễn, ngón tay của Đại Nghĩa bị chảy máu vì vết thương trước đó trong quá trình diễn xuất, thế nhưng anh vẫn để cho máu chảy và diễn như không có việc gì xảy ra. Anh lăn xả với vai Huỳnh Công Lý đến mức khán giả tưởng máu chảy trên ngón tay là hóa trang.

Trong vai thầy Tư Tế của chương trình "Ngày xửa ngày xưa 35" ra mắt vào dịp lễ 30.4 này, Đại Nghĩa có thể cũng sẽ khiến khán giả nhí ghét cay ghét đắng vì ác và xấu tính. Đúng là thế, Đại Nghĩa diễn vai ác để khán giả thực sự ghét điều ác mà tránh xa.

Đại Nghĩa bộc bạch: “Tôi kính ngưỡng Tả quân Lê Văn Duyệt là một đại thần tài trí, cương trực, dũng mãnh của nhà Nguyễn. Vào thời đó, ngoài Tả quân là người bản lĩnh thì không ai có thể trị được Huỳnh Công Lý. Thế nên tôi phải thể hiện nhân vật Huỳnh Công Lý thật dữ dội, qua đó khán giả mới thấy được tính cách nổi trội của Tả quân Lê Văn Duyệt. Nhân vật càng bị khán giả ghét, tôi càng hạnh phúc vì mình đã làm được điều cần làm cho nghệ thuật mang yếu tố lịch sử”.

437196780_3423998921224610_6145090688085911871_n.jpg

Trong vở Tiếng vạch sành (tác giả Trung Dân, đạo diễn Thanh Thủy), Đại Nghĩa lại đóng vai ác hài - một loại vai khá lạ. Kiểu ác vô tri, hám lợi từ trong bản năng của Ba Hòm do Đại Nghĩa hóa thân khiến người ta cười nhiều hơn ghét. Đó là một kiểu phản diện vừa cơ hội, vừa ngu ngơ của con người nhà quê học đòi lối sống lọc lõi nơi thành thị.

Đại Nghĩa rời khỏi Idecaf 10 năm. Trong thời gian đó, tên tuổi anh lan tỏa rộng và trở thành một trong số cái tên đắt show nhất showbiz Việt. Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Idecaf mở thêm chi nhánh sân khấu, kêu gọi trở lại các gương mặt cũ đã rời đi và cả những thành viên mới để tạo nguồn lực. Trách nhiệm gồng gánh để sân khấu Idecaf duy trì hoạt động đặt lên vai Thanh Thủy, Đại Nghĩa, Đình Toàn, NSƯT Mỹ Duyên, Hoàng Trinh và các nhân tố trẻ. Ai cũng thấy Đại Nghĩa đã lao động hết công suất giữa sân khấu và các lĩnh vực khác.

Mãi bàn về các vai ác của Đại Nghĩa, người viết cũng chợt nhớ anh là một người ăn chay trường. Mỗi khi thấy Đại Nghĩa hướng dẫn cách nấu món chay trên kênh YouTube của anh, nhiều người thấy món chay thật sự ngon. Hình như thức ăn chay cùng với suy nghĩ lành mạnh đã cho Đại Nghĩa một nguồn năng lượng tích cực. Đại Nghĩa đang thực hành trọn vẹn lối sống lành mạnh từ mọi khía cạnh. Không chỉ vậy, anh còn là nhà hảo tâm, làm nhiều việc thiện như xây nhà, xây giếng nước cho người nghèo ở vùng quê.

Bài liên quan
10 nhà giáo ở TP.HCM nhận Giải thưởng Trần Đại Nghĩa
Chiều 19.11, UBND TP.HCM tổ chức Lễ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 - năm 2024, tôn vinh các nhà giáo xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi Đại Nghĩa 'hóa thân' vào vai phản diện