Tổng cộng, đã có tới 15 tỉ USD vốn đầu tư của Trung Quốc vào các dự án hạ tầng năng lượng đã bị đóng băng vô thời hạn chỉ trong vòng 2 tuần qua, và đều là vì những lý do liên quan đến an ninh quốc gia của các nước sở tại. Có phải đã đến lúc, cả thế giới bắt đầu nghi ngờ về các dự án có vốn đầu tư từ Trung Quốc?

Khi cả thế giới nghi ngờ vốn đầu tư từ Trung Quốc

Nhàn Đàm | 12/08/2016, 08:01

Tổng cộng, đã có tới 15 tỉ USD vốn đầu tư của Trung Quốc vào các dự án hạ tầng năng lượng đã bị đóng băng vô thời hạn chỉ trong vòng 2 tuần qua, và đều là vì những lý do liên quan đến an ninh quốc gia của các nước sở tại. Có phải đã đến lúc, cả thế giới bắt đầu nghi ngờ về các dự án có vốn đầu tư từ Trung Quốc?

Chính phủ và các tập đoàn năng lượng Trung Quốc đã có một khoảng thời gian 2 tuần đầy đen tối và cũng không kém phần tủi hổ, khi liên tiếp các dự án đầu tư năng lượng trọng điểm có sự đầu tư của Trung Quốc trên thế giới đã bị đình trệ mà không có những lý do phù hợp.

Sau khi chính phủ mới của nước Anh quyết định tạm dừng vô thời hạn dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C có tổng trị giá 18 tỉ bảng (trong đó Trung Quốc đóng góp 6 tỉ bảng), thì chỉ chưa đầy 2 tuần sau đến lượt Australia tuyên bố xem xét lại dự án mạng lưới điện Ausgrid có tổng số vốn đầu tư lên tới 10 tỉ dollar Australia (tương đương 7,7 tỉ USD) cũng của quốc gia Đông Á này do những lo ngại về an ninh quốc gia.

Tổng cộng, đã có tới 15 tỉ USD vốn đầu tư của Trung Quốc vào các dự án hạ tầng năng lượng đã bị đóng băng vô thời hạn chỉ trong vòng 2 tuần qua, và đều là vì những lý do liên quan đến an ninh quốc gia của các nước sở tại. Có phải đã đến lúc, cả thế giới đều bắt đầu nghi ngờ về các dự án có vốn đầu tư từ Trung Quốc?

Gần như không còn nghi ngờ gì về việc đang xuất hiện một xu hướng trên thế giới, trong đó các dự án hạ tầng quy mô lớn có vốn đầu tư từ Trung Quốc đều đang bị các quốc gia trên toàn cầu nhìn nhận với một ánh mắt e ngại, và không ít dự án đã bị tạm ngưng vô thời hạn.

Tại Indonesia, dự án tuyến đường sắt cao tốc Jakarta trị giá 5,5 tỉ USD do Trung Quốc cho vay và cũng là chủ đầu tư đã bị đình trệ chỉ 5 ngày sau khi bắt đầu khởi công vào tháng Một năm nay. Tại Thái Lan, tuyến đường sắt cao tốc trị giá 23 tỉ USD mà Trung Quốc đề xuất cho chính phủ nước này vay, đồng thời do Trung Quốc thi công cũng đã bị ngưng trệ vô thời hạn, do lãi suất cho vay mà chính phủ Thái Lan cho rằng quá cao, đồng thời cũng tỏ ý nghi ngờ về công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cú sốc lớn nhất đối với chính phủ và các tập đoàn Trung Quốc lại liên tiếp xảy đến chỉ trong vòng 2 tuần vừa qua. Cú sốc lớn đầu tiên là việc tân thủ tướng Anh Theresa May quyết định tạm ngưng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C có trị giá 18 tỉ bảng (tương đương 23,6 tỉ USD, trong đó Trung Quốc đóng góp 6 tỉ bảng) chỉ một ngày trước khi lễ kýkết dự án diễn ra.

Sự kiện này đã gây sốc cho toàn bộ chính phủ Trung Quốc khi đây là dự án hợp tác đầu tư trọng điểm giữa Trung Quốc và Anh, nhất là khi nó được chính chủ tịch Tập Cận Bình nâng đỡ và được công bố trong chuyến công du của ông Tập đến nước Anh vào năm ngoái.

Dự án Hinkley Point đình trệ cũng đồng nghĩa với một cú đánh thẳng vào uy tín của ông Tập. Nhưng, những điều tồi tệ vẫn chưa dừng lại ở đó. Chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi thủ tướng Anh Theresa May quyết định tạm ngưng dự án Hinkley Point C, thì một dự án đình đám khác có sự tham gia của Trung Quốc cũng bị đình trệ. Chính phủ Australia cho biết họ sẽ tạm ngưng dự án xây dựng mạng điện Ausgrid có trị giá hơn tỉ dollar Australia (tương đương 7,7 tỉ USD) do Trung Quốc làm chủ đầu tư.

Lý do cho sự ngưng trệ hai dự án hạ tầng năng lượng quan trọng tại Anh và Australia này đều đến từ những lo ngại về an ninh quốc gia. Cố vấn lâu năm của bà Theresa May là ông Nick Timothy viết trên website của Đảng Bảo thủ rằng, dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point có thể tạo điều kiện cho tình báo Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Anh.

Tuy nhiên, lý do lớn nhất được dự đoán đó là cả chính phủ Anh lẫn chính phủ Australia đều e ngại việc Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế tại hai nước này thông qua việc nắm giữ các cơ sở năng lượng quan trọng.

Theo tính toán, nhà máy Hinkley Point khi hoàn tất có thể cung cấp 7% nhu cầu năng lượng điện cho nước Anh với hàng triệu gia đình. Cũng tương tự, nếu mạng lưới điện Ausgird được hoàn tất, nó có thể cung cấp điện cho 1,6 triệu hộ gia đình Australia cũng như các công ty tại Sydney và một số vùng phụ cận.

Nói cách khác, nếu trở thành chủ đầu tư xây dựng đồng thời giữ vai trò vận hành các dự án năng lượng quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến xã hội và nền kinh tế hai quốc gia này, Trung Quốc có thể gia tăng ảnh hưởng đối với chính phủ Anh và Australia.

Đây được xem là lý do khiến chính phủ các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng rà soát lại các dự án có sự tham gia của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sự quyết đoán trong các chính sách ngoại giao của mình, đặc biệt là trong các vụ tranh chấp về lãnh thổ và lãnh hải với các nước láng giềng.

Tao Jingzhou, giám đốc của Dechert LLP tại Bắc Kinh, cho biết: “Vì các chính sách ngoại giao của Trung Quốc đang ngày càng trở nên quyết đoán hơn, dẫn tới xu hướng nhiều quốc gia trên thế giới đang dần tăng cường rà soát về các dự án đầu tư đến từ Trung Quốc. Đó là một sự thay đổi thái độ rất lớn”.

Cố vấn Nick Timothy của thủ tướng Theresa May thậm chí không úp mở nguy cơ Trung Quốc kiểm soát ngành năng lượng nước Anh: “Sự tham gia của Trung Quốc trong các dự án điện hạt nhân có thể cho phép nước này điều khiển ngành sản xuất năng lượng của Anh theo ý muốn”.

Còn Peter Jennings, giám đốc điều hành tại Viện chính sách chiến lược Australia thì cho rằng: “Việc một quốc gia trở nên quyết đoán hơn trong chính sách đối ngoại của mình, sẽ khiến cho các quốc gia khác trong đó có Australia khó có thể chấp nhận các dự án đầu tư từ quốc gia đó hơn”.

Việc cố gắng gia tăng quyền kiểm soát ngành năng lượng tại nhiều quốc gia trên thế giới đang trở thành một xu hướng được chính phủ và các tập đoàn năng lượng Trung Quốc thúc đẩy mạnh trong thời gian vừa qua. Ngoài việc góp vốn và đấu thầu các dự án năng lượng quan trọng tại Anh và Australia kể trên, Trung Quốc còn thực hiện một số dự án thâu tóm lớn khác trong ngành năng lượng tại một vài quốc gia khác, mà Brazil là một ví dụ điển hình.

Tập đoàn điện năng quốc gia Trung Quốc đã bỏ ra 1,8 tỉ USD để mua lại cổ phần của tập đoàn CPFL Energia SA đang nắm giữ hệ thống phân phối điện lớn nhất Brazil; và vào đầu năm tập đoàn Tam Hiệp của Trung Quốc cũng đã chính thức nắm giữ quyền vận hành nhà máy điện tư nhân lớn nhất Brazil sau khi chi 3,7 tỉ USD để mua lại cổ phần của nhà máy này.

Dĩ nhiên, đích ngắm của các tập đoàn Trung Quốc khi thâu tóm các dự án năng lượng lớn này đều là lợi nhuận, nhưng cũng không có gì đảm bảo rằng các tập đoàn này không gây ảnh hưởng lên các quốc gia sở tại thông qua việc chi phối các hệ thống sản xuất và phân phối năng lượng quan trọng tại các nước này.

Có lẽ đó là lý do mà các quốc gia như Anh, Australia hay Thái Lan đã quyết định tạm ngưng các dự án hạ tầng năng lượng có sự liên quan của Trung Quốc.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi cả thế giới nghi ngờ vốn đầu tư từ Trung Quốc