Theo tạp chí New Phytologis, một công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học quốc tế cho thấy rằng cây cối khi bị sâu bệnh tấn công thường ưu tiên bảo vệ hoa chứ không phải lá. Còn khi đồng thời bị rệp, sâu bướm và vi khuẩn tấn công thì cây cối tập trung chống lại sâu bướm trước tiên.

Khi bị sâu bệnh tấn công, cây cối ưu tiên bảo vệ hoa chứ không phải lá

13/12/2017, 05:42

Theo tạp chí New Phytologis, một công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học quốc tế cho thấy rằng cây cối khi bị sâu bệnh tấn công thường ưu tiên bảo vệ hoa chứ không phải lá. Còn khi đồng thời bị rệp, sâu bướm và vi khuẩn tấn công thì cây cối tập trung chống lại sâu bướm trước tiên.

Cây cối khi bị sâu bệnh tấn công thường ưu tiên bảo vệ hoa chứ không phải lá- Ảnh: Flickr

Theo tạp chí New Phytologis, cây cối phòng vệ để chống lại sâu bệnh chủ yếu thông qua "vũ khí hóa học". Cây cối tăng cường tiết ra các chất làm cho chúng không còn phù hợp với việc sâu hại dùng chúng làm thức ăn. Trước đây, một công trình nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015, các nhà khoa học đã xác định được rằng hương vị cay nồng đặc trưng của cây trồng như cải ngựa, củ cải và mù tạt, xuất hiện do sự đối đầu lâu dài giữa các loại cây họ cải và các loài sâu bướm trắng.

Trong thời gian đó cây cối tiết ra thêm các biến thể mới của glucosinolate – một hợp chất độc hại đối với côn trùng nhưng sâu bướm dần dần có được sức đề kháng với chúng.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà côn trùng học và sinh hóa học từ Trường đại học François Rabelais de Tours ( Pháp), Viện Hóa sinh thái thuộc Hiệp hội Max Planck ( Đức) và Đại học Wageningen (Hà Lan) đã quyết định xem xét các trường hợp, khi cây cối liền một lúc bị nhiều loại sâu bệnh tấn công.

Trong các thí nghiệm, họ đã sử dụng cây mù tạt đen Brassica nigra, rồi cho rệp, sâu bướm và vi khuẩn gây bệnh tấn công. Đồng thời, các nhà khoa học đã xác định nồng độ phytohormone jasmonate (phytohormone là hormone của cây, đóng vai trò trung tâm trong điều chỉnh sự phát triển ở từng tế bào cho tới từng bộ phận của cây) ở các bộ phận khác nhau của cây. Trong số rất nhiều chức năng của jasmonate, có chức năng bảo vệ chống lại các loài côn trùng ăn cây cỏ. Chúng kích hoạt một số gien tiết ra các chất độc hại đối với côn trùng.

Hóa ra, nồng độ jasmonate cao hơn ở trong hoa chứ không phải ở lá, vì vậy, các nhà khoa học kết luận rằng cây tập trung vào việc ưu tiên bảo vệ hoa là các cơ quan sinh sản. Đồng thời khi sâu bướm và rầy rệp cùng tấn công thì cây trồng ưu tiên bảo vệ chống lại sâu bướm.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi bị sâu bệnh tấn công, cây cối ưu tiên bảo vệ hoa chứ không phải lá