Bộ phim "Đất rừng phương Nam" của đạo diễn Quang Dũng, nhà đầu tư Trấn Thành đã tiến hành các bước quảng bá trước khi công chiếu. Nhà sản xuất cũng đã tung ra chuỗi hình ảnh tạo hình nhân vật. Trong đó, phần tạo hình nhân vật bác Ba Phi do Trấn Thành thủ vai gây tranh cãi.

Khán giả bình phẩm tạo hình nhân vật bác Ba Phi của Trấn Thành: Điều đáng mừng hơn đáng lo!

Tam Anh | 27/09/2023, 12:39

Bộ phim "Đất rừng phương Nam" của đạo diễn Quang Dũng, nhà đầu tư Trấn Thành đã tiến hành các bước quảng bá trước khi công chiếu. Nhà sản xuất cũng đã tung ra chuỗi hình ảnh tạo hình nhân vật. Trong đó, phần tạo hình nhân vật bác Ba Phi do Trấn Thành thủ vai gây tranh cãi.

Một bên khán giả đã có ký ức của bác Ba Phi trong hình ảnh lão nông tri điền, mặt vuông chữ điền rắn rỏi, đi đứng nhanh nhẹn thì không chấp nhận gương mặt của bác Ba Phi do Trấn Thành hóa thân. Bởi vì, tạo hình gương mặt bác Ba Phi của Trấn Thành có phần… tròn trịa. Thậm chí mũi (có vẻ) là sửa và răng trắng muốt. Bên ủng hộ Trấn Thành thì cho rằng việc làm mới một tác phẩm cũ, hay một nhân vật cũ là sự sáng tạo nghệ thuật.

Trước khi đi sâu vào phân tích vấn đề, xin lướt qua rằng tạo hình nhân vật là một khâu quan trọng trong chuỗi các bước hoàn thành một bộ phim, một tác phẩm điện ảnh. Nó quan trọng vì nhân vật có 2 phần gồm: ngoại hình và nội tâm, mà ngôn ngữ hình ảnh của điện ảnh thường dùng ngoại hình để miêu tả tính cách bên trong của nhân vật. Chỉ một số trường hợp đặc biệt, đạo diễn muốn "đánh lừa" khán giả, tạo hình nhân vật rất hiền nhưng bên trong cực kỳ ác. Tính cách nhân vật bác Ba Phi thì nhiều người đã hiểu rõ, vậy nên, đạo diễn không thể dùng chiêu đánh lừa này mà phải theo nguyên tắc vẻ ngoài thể hiện cốt cách bên trong.

Theo ý kiến người viết, khi đoàn phim công bố tạo hình nhân vật, tức là ê kíp cần tương tác với công chúng, thì việc công chúng thổ lộ ý kiến của mình trước tạo hình ấy là điều rất bình thường. Có ý kiến cho rằng, phim chưa chiếu, chỉ mới công bố tạo hình thôi, thì làm gì mà chê khen dữ vậy, tinh thần quá tiêu cực. Người phát biểu ý kiến này rõ ràng đã không hiểu được tạo hình quan trọng đến mức độ nào trong điện ảnh. Nó có tác động rất lớn đến thành công của nhân vật, vì khán giả trông thấy hình ảnh trước khi hiểu nội tâm qua kỹ thuật biểu diễn.

381888666_628648959448021_767367407064719448_n.jpg
Phần tạo hình bác Ba Phi trong "Đất rừng phương Nam" của Trấn Thành gây tranh cãi

Trở lại ý kiến rằng biên kịch và đạo diễn có quyền sáng tạo, làm mới làm khác một nhân vật đã được biết đến qua tác phẩm trước đó. Hoàn toàn đồng ý với ý kiến “biên kịch và đạo diễn hoàn toàn có quyền làm mới tạo hình nhân vật”. Ngược lại, ê kíp làm phim hay bất kỳ ai cũng không được cấm hoặc chê trách khán giả so sánh tạo hình nhân vật mới với nhân vật cũ. Tầm vóc cỡ nền điện ảnh Hàn Quốc hay Hollywood khi remark (làm lại) một tác phẩm cũ đều bị so sánh, dù muốn hay không. Đó là quy luật tâm lý tự nhiên.

Trong Đất rừng phương Nam, với nhân vật bác Ba Phi, khán giả không chỉ so sánh tạo hình nhân vật bác Ba Phi của phim mới do Trấn Thành thủ vai với phim cũ do nghệ sĩ Mạc Can hóa thân; mà còn so sánh với khuôn mẫu bác Ba Phi trong dân gian. Đó là hình ảnh lão nông tri điền có khuôn mặt vuông rắn rỏi, thân hình thon gọn nhanh lẹ và tính cách hài hước.

Trong buổi họp báo giới thiệu phim và giao lưu với báo chí, Trấn Thành nói đại ý rằng “phim cũ có cái hay phim cũ, phim mới có cái hay phim mới và các bạn không nên so sánh”. Như vậy, phải chăng người nghệ sĩ đang áp đặt quyền tự do ngôn luận của công chúng. Khán giả là khách hàng, nhà sản xuất phim là người bán hàng, khách hàng có quyền khen hoặc chê sản phẩm mình mua. Đó là lẽ thường tình.

Cần nói thêm rằng, khán giả chỉ đang bình phẩm về phần tạo hình bác Ba Phi mà trong đó Trấn Thành thủ vai chứ chưa chê phim hay hoặc dở.

Nói cách khác, người nghệ sĩ có quyền sáng tạo, nhưng người xem có quyền khen và chê. Đây là quy luật tâm lý bình thường, không ai xóa bỏ nó được. Thậm chí những bộ phim được xem là kinh điển của thế giới, vẫn bị chê và không ai có quyền cấm người ta chê. Việc tranh cãi giữa bên khen và bên chê một bộ phim hay một tác phẩm nào đó cũng là lẽ bình thường. Nếu nhìn ở góc độ tích cực, một bộ phim trước khi ra mắt đã nhận được sự quan tâm lớn của công chúng thì xem như bước đầu tiếp thị phim đã thành công. Trấn Thành rất giỏi trong việc này qua hàng loạt các dự án trước, công thức gây tranh cãi trước khi phim công chiếu luôn được áp dụng. Và hầu như phim nào của Trấn Thành cũng thành công trong doanh thu theo công bố của Trấn Thành.

Những ai đang là fan Trấn Thành nên đặt ra một câu hỏi: “Vì sao đồng thời nhiều tạo hình nhân vật phim Đất rừng Phương Nam được tung ra, chỉ mỗi tạo hình Bác Ba Phi của Trấn Thành gây bàn tán”. Công chúng bình phẩm không hoàn toàn là những anti fan muốn công kích Trấn Thành mà hãy suy nghĩ tích cực rằng đó là những khán giả hiểu nghệ thuật, muốn góp ý để nhà làm phim mỗi ngày mỗi tốt lên.

Hãy xóa đi tư tưởng ai nói chưa tốt về mình là người đang cay cú với mình. Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 50 phim ra rạp nhưng chỉ 1 - 2 phim được công chúng biết đến. Hầu hết lặng lẽ ra rạp, âm thầm xếp kho. Trên cái nền điện ảnh còn chưa tốt đó, ý kiến đóng góp của khán giả là rất quan trọng.

Hãy tưởng tượng xem, một bộ phim công chiếu mà không có một ý kiến khen chê nào xuất hiện, tình hình lúc ấy sẽ thế nào?

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khán giả bình phẩm tạo hình nhân vật bác Ba Phi của Trấn Thành: Điều đáng mừng hơn đáng lo!