Nếu như 20 năm trước, việc thám hiểm chủ yếu diễn ra ở quanh vùng Phong Nha – Kẻ Bàng, đến nay việc thám hiểm ngày càng vất vả và gian nan hơn, bởi dự kiến còn rất nhiều hang động nằm trong rừng xa, dưới các dãy núi đá vôi trải dài từ biên giới Lào sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Mỗi chuyến thám hiểm kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng với rất nhiều những gian nan vất vả.

Khám phá vẻ đẹp kỳ bí của hang động Quảng Bình

Một Thế Giới | 05/11/2013, 15:00

Nếu như 20 năm trước, việc thám hiểm chủ yếu diễn ra ở quanh vùng Phong Nha – Kẻ Bàng, đến nay việc thám hiểm ngày càng vất vả và gian nan hơn, bởi dự kiến còn rất nhiều hang động nằm trong rừng xa, dưới các dãy núi đá vôi trải dài từ biên giới Lào sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Mỗi chuyến thám hiểm kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng với rất nhiều những gian nan vất vả.

           

Có dịp đồng hành cùng các thành viên của Hiệp hội hang động Hoàng Gia Anh (BCRA) trong chuyến thám hiểm gần đây nhất ở vùng thung lũng Tú Làn để tìm hiểu cận cảnh về công việc của những nhà thám hiểm hang động, tận mắt chứng kiến những nỗ lực của họ trong việc khai phá nét đẹp tiềm ẩn từ hệ thống hang động kỳ bí của vùng núi đá vôi Quảng Bình và giới thiệu vẻ đẹp ấy ra với thế giới. Mỗi chuyến thám hiểm đều do các thành viên của BCRA tự tìm nguồn kinh phí riêng và dấn thân vì đam mê chứ không có bất kỳ đơn vị nào tài trợ về kinh phí hoặc thiết bị thám hiểm. Để có được những chuyến thám hiểm hang động dài ngày, nhóm BCRA phải tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu trong ăn ở để phục vụ niềm đam mê thám hiểm của mình.

anh (1)_resize

Đoàn thám hiểm BCRA trong hành trình thám hiểm hang động vùng Minh Hoá, cách Phong Nha khoảng 70km, phía xa là cửa hang Chuột ở thung lũng Tú Làn.

anh (1-a)_resize

Để chuẩn bị cho chuyến thám hiểm hang động, cần rất nhiều thiết bị kỹ thuật hỗ trợ, lương thực để có thể đi rừng dài ngày.

anh (2)_resize_1

Howard Limbert – Trưởng đoàn thám hiểm, đang khảo sát độ rộng cửa hang Ươi với thiết bị đo chuyên dụng bằng tia laser

anh (3)_resize

Cửa hang Ươi, hang động mới được thám hiểm 2012

anh (4)_resize

Mỗi chuyến thám hiểm, BCRA thường đồng hành cùng những người dẫn đường địa phương, có nhiệm vụ vận chuyển thiết bị và hỗ trợ nấu nướng các bữa ăn đơn sơ giữa rừng cho đoàn thám hiểm.

anh (6)_resize

Hành trình đi rừng phải mang theo cả xuồng cao su để có thể thám hiểm các hang nước

anh (7)_resize

Cửa hang Tú Làn, một hang nước tuyệt đẹp với chiều dài hơn 2km và độ sâu mực nước trung bình 25m

anh (8)_resize

anh (9)_resize

Thạch nhũ “bắp ngô” một đặc sản trong kiến tạo địa mạo địa chất các nhũ đá của hang động Quảng Bình

anh (10)_resize

anh (11)_resize

Hành trình thám hiểm hang động luôn phải vượt qua rất nhiều những cung đường rừng đầy nguy hiểm.

anh (12)_resize

Vẻ đẹp từ các khối thạch nhũ nghìn năm ở hang Ươi

anh (13)_resize

Hành trình xuyên rừng rậm để tìm đường đến cửa hang Ươi

anh (16)_resize

Thạch nhũ ở hang Tú Làn

anh (17)_resize

Các tầng thác trong lòng hang Ken

Theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam – Bài và ảnh: Lam Phong

           
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khám phá vẻ đẹp kỳ bí của hang động Quảng Bình