"Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng trong một ngày. Đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, mỗi thẻ được rút tối đa 5 triệu đồng trong một ngày...".

Khách hàng có thể chỉ được rút tối đa 5 triệu đồng/ngày qua thẻ tín dụng

tuyetnhung | 13/11/2017, 14:17

"Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng trong một ngày. Đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, mỗi thẻ được rút tối đa 5 triệu đồng trong một ngày...".

Đề xuất trên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ ở nước ngoài, nhằm hạn chế việc sử dụng tiền mặt (ngoại tệ) được rút từ thẻ sau đó chi tiêu không đúng mục đích được phép theo pháp luật ngoại hối, tại dự thảo quy định các giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ tại nước ngoài sẽ bị giới hạn hạn mức tối đa theo ngày.

Dự thảo quy địnhđối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng trong một ngày.

Đối với giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, mỗi thẻ được rút tối đa là 5 triệu đồng trong một ngày. Ngân hàng Nhà nước lý giải quy định này là nhằm hạn chế rủi ro nên phải có giới hạn hạn mức rút tiền mặt bằng thẻ qua POS tại đơn vị chấp nhận thẻ theo ngày (hạn mức thấp để sử dụng chỉ trong các trường hợp cần thiết, phù hợp với thông lệ các nước).

Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ không quá 80% giá trị của tài sản bảo đảm và tối đa là 1 tỉ đồng Việt Nam.

Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 triệu đồng.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng mở rộng thêm đối tượng chủ thẻ chính 15 đến 18 tuổi cho thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi để đồng bộ với quy định về đối tượng được vay của tổ chức tín dụng.

Cụ thể, dự thảo nêu rõ người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.

Trường hợp đối tượng được sử dụng thẻ là người nước ngoài thì phải được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Thời hạn hiệu lực của thẻ cá nhân trong trường hợp này không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam

Dự thảo cũng sửa đổi quy định về tra soát, xử lý khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ. Hướng sửa đổi là không yêu cầu bắt buộc chủ thẻ bổ sung giấy đề nghị tra soát, khiếu nại theo mẫu (vì đã có tiếp nhận khiếu nại qua tổng đài và tạo thuận tiện cho chủ thẻ cũng như giảm yêu cầu giấy tờ của ngân hàng); chỉ trường hợp cần thiết thì tổ chức phát hành thẻ yêu cầu chủ thẻ phải bổ sung giấy tờ.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo thẻ tín dụng, lách xác thực sinh trắc học
Theo cơ quan chức năng, tội phạm công nghệ còn dùng các thủ đoạn để lách xác thực sinh trắc học.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khách hàng có thể chỉ được rút tối đa 5 triệu đồng/ngày qua thẻ tín dụng