Phát hiện của các nhà nghiên cứu ở Qatar cho thấy việc tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hiếm khi bị tình trạng nghiêm trọng.

Kết quả nghiên cứu 1.304 người nhiễm SARS-CoV-2 lần hai với 6.520 người mắc COVID-19 lần đầu

Sơn Vân | 30/11/2021, 09:22

Phát hiện của các nhà nghiên cứu ở Qatar cho thấy việc tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hiếm khi bị tình trạng nghiêm trọng.

Tái nhiễm SARS-CoV-2 ít khi bị tình trạng nghiêm trọng

Các phát hiện mới cho thấy việc tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hiếm khi bị tình trạng nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu ở Qatar đã so sánh 1.304 người nhiễm SARS-CoV-2 lần thứ hai với 6.520 người nhiễm vi rút này lần đầu tiên.

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trực tuyến trên Tạp chí Y học New England rằng tỷ lệ phát triển bệnh nặng thấp hơn 90% với những người nhiễm SARS-CoV-2 lần hai.

Những người tái nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ nhập viện thấp hơn 90% so với những bệnh nhân nhiễm vi rút này lần đầu. Không ai trong nghiên cứu nhiễm SARS-CoV-2 lần hai cần được chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong do COVID-19”, Tiến sĩ Laith Jamal Abu-Raddad của Weill Cornell Medicine (thủ đô Doha, Qatar) cho biết.

Ông nói: “Gần như tất cả các trường hợp tái nhiễm đều nhẹ, có lẽ do trí nhớ miễn dịch đã ngăn chặn nhiễm trùng đến các kết quả nghiêm trọng hơn”.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nguy cơ mắc bệnh nặng ở những người từng nhiễm SARS-CoV-2 trước đó chỉ là khoảng 1%.

Với một nửa số người nhiễm SARS-CoV-2 lần hai, lần nhiễm vi rút này đầu tiên xảy ra hơn 9 tháng trước đó. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng vẫn chưa rõ khả năng miễn dịch bảo vệ chống lại sự tái nhiễm SARS-CoV-2 dẫn đến tình trạng nghiêm trọng sẽ kéo dài bao lâu.

Theo họ suy đoán, nếu tồn tại trong một thời gian dài, điều đó có thể đồng nghĩa khi vi rút SARS-CoV-2 trở nên phổ biến, các ca nhiễm vi rút này có khả năng trở nên "lành tính hơn".

ket-qua-nghien-cuu-1.304-nguoi-nhiem-sars-cov-2-lan-2-voi-6520-nguoi-nhiem-lan-dau.jpg
Với một nửa số người nhiễm SARS-CoV-2 lần hai trong nghiên cứu, lần nhiễm vi rút này đầu tiên xảy ra hơn 9 tháng trước 

Xác định nguyên nhân vấn đề ở người khỏi COVID-19 mắc chứng khó thở kéo dài

Ở những người sống sót sau khi mắc COVID-19 đang phải vật lộn với chứng khó thở kéo dài mà bác sĩ không có lời giải thích, kiểm tra căng thẳng ở tim có thể giúp xác định nguyên nhân của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tiến sĩ Donna Mancini của Trường Y Icahn tại Hệ thống y tế Mount Sinai (thành phố New York, Mỹ) cho biết: "Các hướng dẫn lâm sàng hiện tại không khuyến khích thử nghiệm vận động tim phổi vì lo ngại rằng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng bài tập với tim phổi có thể xác định được tình trạng giảm khả năng tập thể dục ở khoảng 45% bệnh nhân".

18 người đàn ông và 23 phụ nữ trong nghiên cứu đều bị khó thở dai dẳng trong hơn ba tháng sau khi khỏi COVID-19, theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí American College of Cardiology: Heart Failure.

Họ có kết quả trông bình thường về các xét nghiệm chức năng phổi, chụp X-quang phổi, chụp CT ngực và siêu âm tim.

Donna Mancini nói các bài bài tập kiểm tra đã cho thấy những vấn đề mà lẽ ra có thể đã bị bỏ sót. “Kiểm tra chức năng ở mức độ thấp theo khuyến nghị của các hướng dẫn, chẳng hạn 6 phút đi bộ, sẽ không thể phát hiện ra những bất thường này”, bà chia sẻ.

Cải thiện khả năng phát hiện mắc COVID-19 ở đồng hồ thông minh

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên tạp chí Nature Medicine về các hệ thống cảnh báo của đồng hồ thông minh để phát hiện sớm việc mắc COVID-19 đang tiến gần hơn đến thực tế. Họ đã thử nghiệm hệ thống mới của mình, được phát triển bằng phần mềm mã nguồn mở, trên 2.155 người đeo đồng hồ Fitbit, Apple Watch, Garmin hoặc các thiết bị khác.

84 người trong số tình nguyện viên được chẩn đoán mắc COVID-19, trong đó 14 người không có triệu chứng.

Nhìn chung, các thuật toán của các nhà nghiên cứu đã tạo ra cảnh báo ở 67 người mắc COVID-19 (80%), trung bình ba ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu. Họ cho biết: “Đây là lần đầu tiên, theo hiểu biết của chúng tôi, việc phát hiện không có triệu chứng đã được hiển thị với COVID-19".

Hiện tại, hệ thống này chủ yếu phụ thuộc vào các phép đo nhịp tim khi nghỉ ngơi của người đeo, theo Michael Snyder, trưởng nhóm nghiên cứu của Trường Y Đại học Stanford ở California (Mỹ).

Trong tương lai, ông hy vọng các nhà sản xuất đồng hồ thông minh sẽ có thể cung cấp các loại dữ liệu sinh học chính xác cao khác.

Michael Snyder nói: “Nhiều yếu tố gây căng thẳng có thể kích hoạt cảnh báo. Hầu hết những điều này rất dễ phát hiện - đi du lịch, uống rượu quá mức, thậm chí là làm việc hoặc các loại căng thẳng khác, để người dùng nhận biết và bỏ qua các cảnh báo".

Các nhà nghiên cứu cho biết, khi đồng hồ có thể báo cáo các dữ liệu sức khỏe khác như sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ da và nồng độ oxy, việc phân biệt trường hợp mắc COVID-19 với không phải bệnh này sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Ngay bây giờ chúng tôi đang thực hiện điều này như một nghiên cứu. Thế nhưng, chúng tôi sớm hy vọng rằng các thiết bị được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt sẽ thống trị lĩnh vực này", Michael Snyder cho hay.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết quả nghiên cứu 1.304 người nhiễm SARS-CoV-2 lần hai với 6.520 người mắc COVID-19 lần đầu