Theo TS Timothy Chou – “bậc thầy” về Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) của thế giới, để bắt kịp xu thế mới thì việc kế thừa chất xám và trí tuệ của những người đi trước sẽ giúp các startup về IoT của Việt Nam nhanh chóng rút ngắn được khoảng cách với thế giới.

‘Kế thừa chất xám giúp các startup IoT của Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảng cách’

Thu Anh | 04/05/2017, 15:39

Theo TS Timothy Chou – “bậc thầy” về Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) của thế giới, để bắt kịp xu thế mới thì việc kế thừa chất xám và trí tuệ của những người đi trước sẽ giúp các startup về IoT của Việt Nam nhanh chóng rút ngắn được khoảng cách với thế giới.

Trong thời gian làm việc tại Hà Nội (từ ngày 3 – 4.5) cũng như tại hội thảo “Internet vạn vật – Nguyên lý – Thực thi – Giải pháp”,TS Timothy Chou đã có những chia sẻ hữu ích xoay quanh các vấn đề về Internet vạn vật, trong đó ông nhấn mạnh vào việc phát triển nguồn nhân lực IoT của Việt Nam.

Được biết, IoT là mạng lưới vạn vật kết nối Internet giúp tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau. Việc kết nốicó thể thực hiện quaWi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G,4G), Bluetooth… Hiện nay,các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel đang xây dựng nền tảng IoT để từ đó ứng dụngcho tất cả các lĩnh vực như giao thông, y tế, nông nghiệp… Về hoạt động nghiên cứu và phát triển IoT, Việt Nam cũng đang tiếp tục triển khai tại các khu công nghệ cao như ở Hòa Lạc hayTP.HCM, cũng như đang áp dụng IoT vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống.

TSTimothy Chou trò chuyện cùng các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ - Ảnh: Thu Anh

Trong buổi nói chuyện của mình tại Hà Nội, TS Timothy Chou chia sẻ: “Từ 10 năm trước, khi làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ và tham gia xây dựng các phần mềm quản trị như CRM, ERP, quản trị CSDL… tôi đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng tương lai các phần mềm đó sẽ như thế nào”.

Theo TS Chou, với IoT, vạn vật có thể là con người, là máy móc, nhưng cũng có thể là chính dạ dày của bạn. Nếu các thiết bị cảm biến biết rõ trạng thái dạ dày của bạn, các phương pháp điều trị y tế sẽ chính xác và hiệu quả hơn, giảm thiểu các tai biến và phản ứng phụ khi điều trị bệnh. Công nghệ hiện nay đã có rất nhiều phương thức kết nối để vạn vật có thể giao tiếp với con người.

Luôn luôn suy nghĩ về tương lai của các phần mềm, TS Chou đã đưa ra lời khuyên cho Việt Nam: “Việt Nam nên đầu tư vào IoT, đào tạo kỹ sư phần mềm IoT thay cho chương trình đào tạo 1 triệu kỹ sư gia công phần mềm”.

Giải thích choquan điểm này của mình, “bậc thầy” về IoT cho rằng trong thời đại số, IoT là lĩnh vực mới trên thế giới, các nước phát triển hay đang phát triển đều đang ở vạch xuất phát khi bước chân vào lĩnh vực này. Chính vì thế, đây là cơ hội bình đẳng cho các nước. Cơ hội tham gia vào thị trường phần mềm IoT cho Việt Namlà rất lớn, từ lĩnh vực nông nghiệp cho tới lĩnh vực dệt may, giao thông…

Tuy nhiên, để không bị hụt hẫng khibước chân vào sân chơi IoT toàn cầu, TS Chou khuyên các bạn trẻ cần rèn luyệnvề kỹ năng lập trình, tối ưu hóa phần mềm, cũng như cần tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo, các giải pháp Mechware - kết hợp giữa cơ khí máy móc và khoa học máy tính... Để bắt kịp xu thế mới thì việc kế thừa các chất xám và trí tuệ của những người đi trước sẽ giúp các startupvề IoT của Việt Nam nhanh chóng rút ngắn được khoảng cách với thế giới.

TS Timothy Chou là giảng viên Đại học Stanford, Mỹtừ năm 1982. Cách đây hơn 10 năm, ông đã xây dựng khóa học đầu tiên về điện toán đám mây tại Đại học Stanford. Ông từng giữ vị trí Chủ tịch của ORACLE on Demmand.

Ônglà một trong những người tiên phong về điện toán đám mây và Internet vạn vật,là người có tầm nhìn, dự báo chính xác về các công nghệ của tương lai. Ông tập trung nghiên cứu, tư vấn, đầu tư và triển khai thành công các sản phẩm Internet vạn vật mang tính cạnh tranh cao trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ.

TS Timothy Chou cũng là thành viên HĐQT của nhiều công ty công nghệ như: Công ty phần mềm điện toán đám mây Blackbaud (giá trị vốn hóa thị trường 3,6 tỉUSD), Công ty Teradata (giá trị vốn hóa thị trường 3,4 tỉUSD).

Ông còn là Chủ tịch IoT của Achemist Accelerator - công ty đầu tư, quản trị các công ty khởi nghiệp về IoT. Chủ tịch điều hành công ty Lecida trong lĩnh vực machine learning, trí tuệ nhân tạo, IoT công nghiệp...

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Kế thừa chất xám giúp các startup IoT của Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảng cách’