TS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng hành vi bắt cóc cháu bé 7 tuổi để đòi tiền chuộc tới 15 tỉ đồng, khi bị đuổi bắt thì dùng súng chống trả lực lượng chức năng là rất nguy hiểm cho xã hội.

Kẻ bắt cóc bé trai tống tiền 15 tỉ sẽ phải chịu mức hình phạt nào?

Lam Thanh | 15/08/2023, 19:15

TS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng hành vi bắt cóc cháu bé 7 tuổi để đòi tiền chuộc tới 15 tỉ đồng, khi bị đuổi bắt thì dùng súng chống trả lực lượng chức năng là rất nguy hiểm cho xã hội.

Vụ việc như kịch bản phim

Liên quan đến vụ một cháu bé bị bắt cóc tống tiền 15 tỉ đồng, Công an TP.Hà Nội cho biết sau gần 10 tiếng truy bắt, đến khoảng 5 giờ sáng 15.8, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp Công an quận Long Biên và các đơn vị nghiệp vụ đã bắt giữ được Nguyễn Đức Trung (SN 1992, quê huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc), giải cứu thành công cháu bé về với gia đình, bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Tại cơ quan công an, bước đầu Trung khai nhận do nợ nần nên nảy sinh ý định bắt cóc trẻ em để đòi tiền chuộc. Khoảng 19 giờ ngày 14.8, Trung chạy ô tô nhiều vòng quanh khu đô thị Việt Hưng thì phát hiện cháu bé đang đạp xe nên đã khống chế, bắt cóc cháu.

Phân tích về vụ việc này dưới góc độ pháp lý, TS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng hành vi bắt cóc cháu bé 7 tuổi để đòi tiền chuộc tới 15 tỉ đồng, khi bị đuổi bắt thì dùng súng chống trả lực lượng chức năng là rất nguy hiểm cho xã hội, manh động, thể hiện thái độ coi thường pháp luật.

“Vụ việc giống như kịch bản trong phim hành động mà ít xảy ra trong thực tế ở Việt Nam. Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là vi phạm pháp luật, liền một lúc xâm phạm đến nhiều khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ nên việc cơ quan điều tra khẩn trương vào cuộc, giải cứu an toàn cho con tin là cần thiết để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật”, TS Cường nói.

bat-coc.jpeg
Công an giải cứu cháu bé bị bắt cóc

Theo luật sư Cường, với số tiền có ý định chiếm đoạt 15.000.000.000 đồng, nghi phạm sẽ phải đối mặt với khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân theo quy định tại khoản 4, điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo quy định pháp luật thì tội cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là một trong các tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trước tiên xâm phạm đến quyền tự do thân thể, tự do đi lại, tự do cư trú của công dân, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của công dân.

Hành vi bắt, giam, giữ nạn nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội, riêng hành vi này cũng có thể cấu thành một tội phạm độc lập nếu như đối tượng không có mục đích chiếm đoạt tài sản (tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật).

Còn trường hợp đối tượng thực hiện hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì hành vi này còn có tính chất nguy hiểm hơn bởi hành vi không chỉ xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp tài sản của người khác, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Với hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm kể từ thời điểm xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.

“Khi kẻ bắt giữ nạn nhân và thông báo cho gia đình về số tiền chuộc thì đó là hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm, không phụ thuộc vào việc đã chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân hay chưa”, Luật sư Cường nêu.

Nhiều tình tiết tăng nặng

Cũng theo luật sư Cường, do tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội nên dưới góc độ pháp lý, tội phạm có cấu thành hình thức, chỉ cần đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là bắt cóc người này nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác (không đòi hỏi hậu quả phải chiếm đoạt được tài sản xảy ra) thì hành vi đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Do vậy, trong vụ việc này, mặc dù chưa chiếm đoạt được số tiền như mong muốn là 15 tỉ đồng thì người này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan. Số tiền đưa ra sẽ được làm cơ sở xác định tính chất vụ việc và làm cơ sở để tòa án lựa chọn loại hình phạt cho phù hợp với tính chất của hành vi phạm tội.

Luật sư Cường cho rằng với kết quả xác minh và diễn biến sự việc như vậy thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định pháp luật.

cuong-1.jpeg
TS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp

Trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ khẩu súng mà kẻ sử dụng có nguồn gốc từ đâu, vụ án có đồng phạm hay không để giải quyết triệt để vụ án theo quy định của pháp luật.

“Đặc biệt hành vi trốn chạy, chống trả lực lượng chức năng cho thấy tính chất manh động, ngoan cố, coi thường pháp luật của người này, kể cả hành vi gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, bởi vậy người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”, luật sư Cường nói.

Ngoài ra, theo ông Cường, đây cũng là căn cứ để tòa án sẽ quyết định mức hình phạt nghiêm khắc. Với tính chất mức độ hành vi và nhân thân như vậy thì có lẽ kẻ gây án sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc của pháp luật, có thể sẽ là mức cao nhất của khung hình phạt.

Theo đó, việc quyết định hình phạt cụ thể sẽ do tòa án quyết định căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

TS Cường cho rằng người này có thể sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc của pháp luật, có thể là 20 năm tù hoặc tù chung thân. Đây là cái giá phải trả cho hành vi coi thường pháp luật.

“Vụ án này sẽ là bài học cảnh tỉnh cho những ai coi thường pháp luật, xem nhẹ tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm và tài sản của người khác. Chỉ vì lòng tham, sự ích kỷ và ý thức coi thường pháp luật mà người đó phải trả giá bằng cả tuổi trẻ của mình trong tù tội”, luật sư Cường nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kẻ bắt cóc bé trai tống tiền 15 tỉ sẽ phải chịu mức hình phạt nào?