Trang Daily Sabah dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan Kanat Bozumbayev cho biết: Bắt đầu từ năm 2019, Kazakhstan sẽ cung cấp uranium cho 5 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc.

Kazakhstan cung cấp uranium cho Trung Quốc từ năm 2019

Cẩm Bình | 12/10/2017, 12:52

Trang Daily Sabah dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Kazakhstan Kanat Bozumbayev cho biết: Bắt đầu từ năm 2019, Kazakhstan sẽ cung cấp uranium cho 5 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bozumbayev đưa ra tại Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á lần thứ 18 diễn ra tại thủ đô Astana của Kazakhstan.

Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ xây xong một nhà máy điện hạt nhân mới vào năm 2019, và lúc đó, Kazakhstan sẽ bắt đầu cung cấp uranium cho đối tác Trung Quốc, theo Bộ trưởng Bozumbayev cho hay.

Cũng theo ông Bozumbayev, kế hoạch cung cấp uranium choTrung Quốc nằm trong nỗ lực Kazakhstan tận dụng lợi thế sở hữu nhiên liệu hạt nhân để trở thành “ông lớn” trong thị trường thế giới.

Kazakhstan hiện là nước sản xuất uranium lớn nhất trên thế giới khi chiếm đến 40% sản lượng toàn cầu và sở hữu 12% quặng uranium của toàn cầu, Hiệp hội hạt nhân thế giới cho biết.

Tuy vậy, quốc gia Trung Á này lại không có trung tâm làm giàu hạt nhân hay nhà máy điện hạt nhân của riêng mình. Kazakhstan chủ yếu xuất khẩu “bánh vàng” (triuranium octoxide) hoặc những thanh nhiên liệu hạt nhân, hai dạng cần phải được xử lý thêm mới có thể sử dụng cho các nhà máy điện hạt nhân.

Vào tháng 5.2017, công ty nhà nước Kazatomprom của Kazakhstan đã lập liên doanh mang tên Ulba-FA với Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông (CGNPC) của Trung Quốc để cùng hợp tác sản xuất các bó nhiên liệu hạt nhân.

Giám đốc kinh doanh của Ulba-FA Alexander Khodanov cho biết sẽ tiến hành thu mua uranium đã được làm giàu ở Trung Quốc và ở Nga, công nghệ và thiết bị sản xuất là của công ty Areva (Pháp).

Dự kiến trong giai đoạn đầu Ulba-FA sẽ sản xuất ra 200 tấn nhiên liệu hạt nhân mỗi năm, Reuters cho biết.

Công ty Kazatomprom (Kazakhstan) ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông (Trung Quốc) vào cuối năm 2016 - Ảnh: Kazatomprom

Ngoài Trung Quốc, Kazakhstan còn hợp tác làm giàu và cung cấp uranium với Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ,theo World-Nuclear.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Trung Quốc hiện có 37 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động và 20 lò đang được xây dựng.

Cụm nhà máy điện hạt nhân Tam Môn ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc - Ảnh: China Daily

IAEA cũng cho biết Trung Quốc đang phải cố gắng giải quyết vấn đề thiếu điện trong bối cảnh nhu cầu sử dụng tăng rất nhanh trong khi các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà chủ yếu là than lại gây ô nhiễm không khí.

Do đó, Trung Quốc đã phải tăng cường nhập khẩu điện, song song với phát triển sản xuất điện bằng các loại nhiên liệu khác trong đó có nhiên liệu hạt nhân.

Trong lĩnh vực sản xuất điện hạt nhân, chính quyền Bắc Kinh đã đặt mục tiêu phải xây dựng được một chu trình sản xuất nhiên liệu hạt nhân khép kín. Trung Quốc nay đã có thể tự chủ trong thiết kế và xây dựng lò phản ứng hạt nhân cũng như trong một số quy trình sản xuất, nhưng hiện vẫn là sử dụng công nghệ phương Tây và tiến hành cải tiến, theo IAEA.

Cẩm Bình (theo Daily Sabah, World-Nuclear)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kazakhstan cung cấp uranium cho Trung Quốc từ năm 2019