Cách đây vài năm, nhiều tổ chức nhân quyền đã khẳng định Jamaica chính là quốc kỳ thị người LGBT vào loại bật nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, cộng đồng LGBT tại đây vừa tổ chức ngày hội tự hào đồng tính (Gay Pride) đầu tiên của mình và đánh dấu một bước ngoặt mang tính lịch sử.
Năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ từng cảnh báo Jamaica về tình trạng nạn kỳ thị người LGBT (Đồng tính, song tính & chuyển giới) đang lan mạnh trên toàn lãnh thổ. Động thái này đã khiến cho chính phủ Jamaica phải đưa ra tuyên bố "cam kết đối xử công bằng và bình đẳng với mọi người dân, không có phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới, và khẳng định rằng bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền đòi hỏi bồi thường nếu quyền của họ bị xâm phạm".
Kể từ đó đến nay, tình trạng kỳ thị người LGBT đã giảm bớt dù tiến triển rất chậm. Mặc dù vậy, cuối tuần qua, cộng đồng LGBT tại Jamaica đã chính thức tổ chức ngày hội tự hào đồng tính (Gay Pride) đầu tiên của mình ở thủ đô Kingston. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển mình mang tính lịch sử đối với quốc gia từng được xem là "nơi kỳ thị người LGBT kinh khủng nhất trên thế giới".
Nội dung chính của Gay Pride bao gồm nhảy flash mob trong công viên, khiêu vũ, triển lãm nghệ thuật, các tiết mục biểu diễn thơ và nhạc của cộng đồng LGBT.
Nhiều nhà vận đồng quyền nói rằng việc Gay Pride diễn ra khá suôn sẻ chính là dấu hiệu cho thấy sự chấp nhận của xã hội Jamaica dành cho người LGBT đã được cải thiện đáng kể mặc dù quan hệ tình dục đồng giới vẫn bị xếp vào tội phạm pháp.
"Đây chính là thời điểm chuyển mình mà chúng tôi đã từng nghĩ sẽ không bao giờ có thể xảy ra", Latoya Nugent của tổ chức Jamaica Forum of Lesbians, All-Sexuals and Gays (J-FLAG) - nhóm chịu trách nhiệm chính cho sự kiện này - nói.
|
Nữ diễn viên từng được đề cử Oscar Ellen Page tại Gay Pride Jamaica. Cô vốn là một người đồng tính công khai |
Trong nhiều năm liền, các họat động của cộng đồng LGBT tại LGBT đều phải tổ chức trong bí mật. Hầu hết các thành viên thuộc cộng đồng LGBT đều phải kín tiếng về xu hướng tính dục của mình để tránh bị miệt thị hay để bảo vệ người thân của mình. Thậm chí đã có 2 nhà vận động quyền đồng tính bị giết và hàng chục người khác bị chuyển đến các bệnh viện tâm thần nước ngoài.
Tuy vẫn còn phải đối mặc với tình trạng kỳ thị, thậm chí là bạo hành nhưng Nugent nói việc người đồng tính Jamaica "không thể bước ra đường vì sẽ bị ném đá hay bị đâm chết" là không mấy đáng tin.
"Điều mà chúng tôi thấy ngày càng nhiều chính là những người LGBT sẵn sàng công khai và sống thật", Nugent nói. "Điều này thật tuyệt vời".
Năm ngoái, J-FLAG đã nhận được báo cáo về hơn 80 vụ việc kỳ thị, đe dọa, bạo hành và lạm dụng tình dục. Ở một khía cạnh khác, ngày càng có nhiều người LGBT Jamaica từ chối việc sống trong bóng tối.
"Vâng, vẫn còn rất nhiều điều lố bịch ngoài đường, nhiều người sẽ nhìn bạn và cười cợt nhưng chuyện đã không còn mang tính bạo lực như trước, và chúng tôi sẽ vẫn sống cuộc sống của mình. Có nhiều thứ đang thay đổi", Nas Chin chia sẻ cùng The Associated Press.
Đáng buồn nhất chính là nhiều người Jamaica vẫn xem đồng tính là một căn bệnh ngoại quốc. Theo một cuộc bỏ phiếu gần đây của một tờ báo địa phương, số người phản đối việc loại bỏ quan hệ đồng giới khỏi luật cấm vẫn còn là một con số rất lớn. Trong tháng 8 này, một nhà vận động quyền trẻ đã phải từ bỏ việc đấu tranh để loại bỏ luật cấm đồng tính nói trên vì lo ngại đến tình trạng bạo lực có thể xảy ra.
Mặc dù vậy, tổ chức Human Rights Watch đã ghi nhận "một dấu hiệu thay đổi" trong cách Jamaica phản ứng trước các vụ lạm dụng nhân quyền đối với người LGBT.
Trong thời gian gần đây, thị trưởng của Kingston cùng thẩm phán tối cao của đảo quốc này đã lên tiếng ủng hộ các họat động nằm trong khuôn khổ sự kiện tự hào. Đây là một bước tiến mới, vì hầu hết các chính trị gia nơi đây vốn đều ra sức phản đối đồng tính. Cựu thủ tướng Bruce Golding thậm chí từng thề vào năm 2008 rằng ông sẽ không để người đồng tính lọt vào chính phủ nước mình.
Toàn Tăng (Theo Daily Mail)