Theo Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, mỗi năm, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS kiếm được đến 263 triệu USD từ việc bán các cổ vật mà chúng cướp được.

IS kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ bán cổ vật sang Thổ Nhĩ Kỳ

Cẩm Bình | 08/04/2016, 17:46

Theo Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, mỗi năm, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS kiếm được đến 263 triệu USD từ việc bán các cổ vật mà chúng cướp được.

Đây là thông tin được ông Vitaly Churkin, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc công bố trong bức thư gửi lên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ).

Ông Churkin cho biết, trong hệ thống tổ chức của mình, IS đã lập ra một bộ phận tương đương với Bộ tài nguyên phụ trách việc phân loại và bán các cổ vật cướp bóc được. Chỉ có những người được bộ phận này cấp phép mới có quyền khai thác, phân loại và vận chuyển các cổ vật.

Trong bức thư gửi HĐBA LHQ, ông Churkin cho biết “có gần 100.000 vật thể văn hóa thuộc 4.500 điểm khảo cổ tại Syria và Irag, trong đó có 9 điểm có tên trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO, nằm dưới sự kiểm soát của IS”.

“Và lợi nhuận mỗi năm mà các chiến binh IS kiếm được từ việc bán các cổ vật này là vào khoảng 150-200 triệu USD”, theo ông Churkin.

Trước đây, ông Churkin đã từng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ IS bằng việc mua dầu của tổ chức này, và lần này ông lại khẳng định rằng địa điểm mà IS chọn để bán các cổ vật chính là tại Thổ Nhĩ Kỳ.

“IS thường đem cổ vật đến các cuộc đấu giá phi pháp tại thành phố Gaziantep để bán. Sau đó, cổ vật sẽ được đưa đến tiêu thụ thông qua các cửa hàng đồ cổ và thị trường nội địa”, ông Churkin tiết lộ.

Ngoài ra, ông Churkin còn tiết lộ thêm, trang sức, đồng tiền cổ và nhiều thứ khác đã được đưa đến 3 thành phố Ismir, Mersin và Antalya. Tại đây, các nhóm tội phạm sẽ làm giả giấy tờ xuất xứ rồi bán ra thị trường.

“Bằng cách đấu giá trên mạng hay đưa lên các trang mua bán trực tuyến, những món này sẽ đến tay các nhà sưu tập đến từ khắp nơi trên trên thế giới. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, IS còn tận dụng mạng xã hội để có thể giao dịch trực tiếp với các khách hàng tiềm năng mà không cần thông qua trung gian”, ông Churkin khẳng định.

Cẩm Bình (theo ABC News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
IS kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ bán cổ vật sang Thổ Nhĩ Kỳ