Do núi lửa Agung tại đảo Bali liên tục có dấu hiệu “thức giấc” trong những ngày qua, giới chức Indonesia vào sáng 27.11 đã nâng cảnh báo núi lửa phun trào lên mức cao nhất. Khoảng 24.000 người dân đã phải sơ tán.

Indonesia cảnh báo núi lửa phun trào mức cao nhất

Cẩm Bình | 27/11/2017, 09:59

Do núi lửa Agung tại đảo Bali liên tục có dấu hiệu “thức giấc” trong những ngày qua, giới chức Indonesia vào sáng 27.11 đã nâng cảnh báo núi lửa phun trào lên mức cao nhất. Khoảng 24.000 người dân đã phải sơ tán.

Trung tâm giảm nhẹ thiên tai địa chất và núi lửa Indonesia (PVMBG) cho biết cảnh báo với núi lửa Agung đã được nâng từ mức ba lên mức bốn (mức cảnh báo cao nhất) kể từ 6 giờ sáng nay (ngày 27.11). Mức bốn cho thấy rất có thể một vụ phun trào lớn sẽ xảy ra.

Ngoài ra, cơ quan này còn yêu cầu người dân đang ở trong bán kính 8-10 km quanh núi lửa Agung lập tức hủy ngay mọi hoạt động và tiến hành sơ tán.

Sân bay quốc tế tại Bali cũng phải đóng cửa từ 7 giờ sáng27 đến 7 giờ sáng28 theo lệnh của PVMBG. Trước đó sân bay này đã thông báo hủy hàng chục chuyến bay trong hai ngày cuối tuần qua vì bụi núi lửa, khiến khoảng 7.000 hành khách mắc kẹt tại Bali. Sân bay tại đảo Lombok cận kề cũng ngừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới, trang Channel News Asia cho biết.

Đài CNN cho biết trong hai ngày cuối tuần, khoảng 24.000 người dân thuộc 224 khu vực trên đảo Bali đã phải sơ tán.

Người dân sống gần núi lửa Agung được sơ tán - Ảnh: AP
Một điểm tiếp nhận người sơ tán ở làng Bebandem - Ảnh: Reuters
Sân bay Bali náo loạn vì nhiều chuyến bay bị hoãn - Ảnh: Twitter

Giới chức Indonesia cho biết núi lửa này bắt đầu “thức giấc” vào ngày 21.11, nhưng do hoạt động của nó vẫn khá ít so với hồi tháng 9, nên nước này lúc đó chưa đưa ra mức cảnh báo cao nhất.

Trong cuối tuần qua, núi lửa Agung đã nhiều lần phun những cột khói cao tới 4.000 m, chính quyền Jakarta đã cảnh báo người dân tránh xa núi lửa 6 - 7,5 km.

Ông Gede Suantika, quan chức của PVMBG, cho hay: “Hoạt động của Agung đã bước vào giai đoạn phun trào dung nham. Tuy nó hiện tại chỉ phun tro bụi, nhưng chúng ta phải theo dõi thận trọng về khả năng phun trào (dung nham) của núi lửa”.

Cột khói cao hơn 4.000m của núi lửa Agung hôm 26.11 - Ảnh: Reuters

Lần gần đây nhất núi lửa Agung hoạt động là vào năm 1963, khiến hơn 1.100 người thiệt mạng, theo báoThe New York Times.

Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo vỏ Trái Đất tiếp xúc kéo theo nhiều hoạt động địa chấn tại đây. Nước này hiện có hơn 120 núi lửa còn hoạt động.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia, The New York Times, CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Indonesia cảnh báo núi lửa phun trào mức cao nhất