Từ ngày 1.10, ví lý do phòng chống dịch bệnh, chính quyền Indonesia bắt đầu chôn tập thể các nạn nhân vụ sóng thần cao 6m ập vào thành phố Palu sau khi xảy ra trận động đất mạnh 7,5 độ Richter lúc tối 28.9.

Indonesia bắt đầu an táng tập thể các nạn nhân vụ động đất - sóng thần

Anh Đủ | 01/10/2018, 15:32

Từ ngày 1.10, ví lý do phòng chống dịch bệnh, chính quyền Indonesia bắt đầu chôn tập thể các nạn nhân vụ sóng thần cao 6m ập vào thành phố Palu sau khi xảy ra trận động đất mạnh 7,5 độ Richter lúc tối 28.9.

Trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh lan khắp vùng chịu thiên tai, Cơ quan phòng chống thiên tai Indonesia (BNPB) nói hôm 30.9, rằng BNPB chuẩn bị chôn tập thể ít nhất 300 xác người chết, nhưng số người được chôn có thể tăng lên.

Lãnh đạo BNPB Willem Rampangilei nói chưa thể biết khi nào tổ chức chôn tập thể, nhưng “việc này phải thực hiện càng sớm càng tốt, vì lý do tín ngưỡng và y tế”.

Số người chết chính thức đứng ở mức 832 người vào ngày 1.10, nhưng có thể lên đến hàng ngàn người chết. Hàng trăm xác được tìm thấy ở các bãi biển, và chính quyền sợ nhiều người đã bị nước biển cuốn ra xa.

Người phát ngôn BNPB Sutopo Purwo Nugroho nói số người chết vẫn tăng lên, so với con số 420 người chết mà BNPB từng công bố trước đó. Ông nói hôm nay (1.10) sẽ bắt đầu chôn cất tập thể vì lý do y tế.

Trong khi đó, người thân của những người mất tíchlục tìm túi quàn tử thi để nhận dạng người thân, và cuộc tìm kiếm nguời sống sót vẫn diễn ra quyết liệt.

Trận sóng thần đã gần như san bằng thành phố Palu vốn có hơn 380.000 dân, gây sụp đổ hàng ngàn ngôi nhà, khách sạn, trung tâm mua sắm và nhiều giáo đường Hồi giáo.

Ngày 30.9, chính quyền tỉnh Trung Sulawesi tuyên bố tình trạng khẩn cấp 14 ngày, để chính quyền địa phương và chính phủ vận động nhân lực, hậu cần, phương tiện và tiền để đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của dân trong vùng chịu thiên tai.

Nhân viên cứu hộ đã phải chạy đua với thời gian, thiếu phương tiện để cứu những người bị kẹt trong đống đổ nát, chỉ riêng một khách sạn ở Palu đã có 60 người được cho là bị kẹt dưới đống đổ nát của ngôi nhà. Họ đã nghe thấy tiếng người kêu cứu và tiếng trẻ khóc. Không có nhiều phương tiện hạng nặng cần thiết để giúp giải cứu, nên cuộc tìm kiếm người bị kẹt phải thực hiện thủ công.

Nhân viên cứu hộ chưa thể tiếp cận vùng bị sóng thần tấn công mạnh nhất, là thành phố Donggala có 300.000 dân và cách Palu 80km. Tâm chấn động đất ở độ sâu 10km xảy ra ở Dongala.

Còn có sự quan ngại về vị trí của hàng trăm người chuẩn bị tham dự một lễ hội bãi biển lẽ ra tổ chức ngày 26.9, theo người phát ngôn BNPB Nugroho.Ông nàycòn cho biết không có điện ở Palu và Donggala, trong khi nước uống và nhiên liệu không còn.

Ông Nugroho nói hoạt động liên lạc tại khu vực rất khó vì nguồn điện và viễn thông bị cắt, gây cản trở cho nỗ lực tìm kiếm - cứu hộ, nên dự báo số người chết sẽ còn tăng cao. Ông cũng cảnh báo cư dân cảnh giác trước tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội, rằng sẽ còn nhiều đợt sóng thần và động đất khác.

Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo của Indonesia đã thăm vùng thiên tai Palu chiều 30.9, kêu gọi tiến hành nỗ lực cứu người “ngày và đêm”. Ông nói nhân viên cứu hộ gặp khó khăn trong việc thu hồi xác nạn nhân vì thiếu phương tiện hạng nặng. Chính phủ đã chuyển máy móc hạng nặng và ông hy vọng chúng kịp đến vào tối 30.9, để nhân viên cứu hộ có thể tìm ra thêm nạn nhân trong ngày 1.10.

Đêm 28.9, Tổng thống Widodo đã ra lệnh cho Bộ An ninh điều phối với hoạt động ứng cứu của chính quyền. Ông cũng kêu gọi lãnh đạo quân đội giúp tìm kiếm - cứu hộ.

Phó Tổng thống Jusuf Kalla nói tổng số người chết ở đảo Sulawesi có thể lên tới hàng ngàn người, vì nhân viên cứu hộ chưa thể đến nhiều vùng bị ảnh hưởng.

Người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric nói các quan chức LHQ đã liên lạc với chính quyền Indonesia để sẵn sàng hỗ trợ công tác tìm kiếm - cứu hộ.

Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, một trong những khu vực xảy ra động đất và núi lửa phun trào nhiều nhất trên thế giới. Mới đây nhất, đảo du lịch Lombok đã hứng chịu hàng loạt trận động đất khiến hơn550 người thiệt mạng, 1.500 người bị thương, và khoảng 400.000 dân phải đi lánh nạn sau khi nhà họ bị giật sập.

Tháng 12.2004, một trận động đất mạnh 9,1 độ Richter kéo theo sóng thần ở ngoài khơi đảo Sumatra (phía tây Indonesia) đã cướp đi sinh mạng của 230.000 người ở các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương, trong đó có 168.000 người Indonesia.

Bích Ngọc(theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Indonesia bắt đầu an táng tập thể các nạn nhân vụ động đất - sóng thần