Trang tin Reuters dẫn lời một nguồn tin ngoại giao ngày 11.7 cho biết chính quyền Hy Lạp ra lệnh trục xuất hai nhà ngoại giao Nga, đồng thời cấm nhập cảnh hai người khác với cáo buộc can thiệp vào vấn đề Macedonia. Một thành viên Quốc hội Nga ngay lập tức tuyên bố nước này sẽ đáp trả tương xứng.

Hy Lạp, Nga trục xuất nhân viên ngoại giao của nhau

Cẩm Bình | 12/07/2018, 10:25

Trang tin Reuters dẫn lời một nguồn tin ngoại giao ngày 11.7 cho biết chính quyền Hy Lạp ra lệnh trục xuất hai nhà ngoại giao Nga, đồng thời cấm nhập cảnh hai người khác với cáo buộc can thiệp vào vấn đề Macedonia. Một thành viên Quốc hội Nga ngay lập tức tuyên bố nước này sẽ đáp trả tương xứng.

Theo nguồn tin, các nhân viên ngoại giao Nga bị cho có dính líu đến những cuộc biểu tình phản đối thỏa thuận đổi tên nước giữa Hy Lạp và Macedonia, đồng thời có ý hối lộ quan chức Athens.

Chính quyền Hy Lạp ngày 6.7 đã đưa ra yêu cầu trục xuất, nhưng các nhân viên ngoại giao được cho một khoảng thời gian hợp lý để sắp xếp đồ đạc. Nguồn tin của Reuters cho rằng: “Quyết định trục xuất này hợp lý, vì họ liên quan đến vài hoạt động phi pháp gây tổn hại an ninh quốc gia của chúng tôi”.

Trước động thái của Hy Lạp, thượng nghị sĩ Nga Andrei Klimov tuyên bố sẽ đáp trả bằng cách trục xuất hai nhà ngoại giao của quốc gia châu Âu này, hãng tin RIA cho hay.

Ngày 17.6 vừa qua, Athens -Skopje đã ký kết một thỏa thuận về việc đổi tên quốc gia Nam Tư cũ thành “Cộng hòa Bắc Macedonia”.

Tuyên bố độc lập khỏi Nam Tư cũ năm 1991, tên gọi Cộng hòa Macedonia, gọi tắt Macedonia không được Hy Lạp chấp nhận bởi nó trùng tên với một tỉnh phía Bắc của nước này. Chính quyền Athens lo ngại việc sử dụng tên Macedonia có thể ngụ ý yêu sách đòi lãnh thổ với địa phương của mình.

Vì tranh cãi về tên gọi, nên Cộng hòa Macedonia dù được chính thức công nhận là ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2005, nhưng quá trình đàm phán gia nhập cho đến nay vẫn chưa bắt đầu. Đạt được thỏa thuận đổi tên nước được cho giúp chấm dứt tranh cãi kéo dài trong vòng gần 3 thập kỷ, mở đường cho Macedonia gia nhập EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra.

Hy Lạp và Macedonia ngày 17.6 ký thỏa thuận đổi tên nước - Ảnh: Reuters

Mối quan hệ Hy Lạp -Nga từ trước đến nay rất tốt đẹp. Chính quyền Athens vào tháng 3 vừa qua không tham gia hoạt động trả đũa ngoại giao với Moscow vì vụ đầu độc cựu tình báo Sergei Skripal của các đồng minh NATO.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hy Lạp, Nga trục xuất nhân viên ngoại giao của nhau