Một nhánh cây sả dài 3,5cm cắm sâu vào thành dạ dày khiến người phụ nữ 54 tuổi bị phù nề niêm mạc, loét vùng hang vị niêm mạc…
Thông tin Y học

Hy hữu: Ăn lẩu, người phụ nữ bị nhánh cây sả dài gần 4cm cắm sâu vào dạ dày

Hồ Quang 25/06/2024 12:26

Một nhánh cây sả dài 3,5cm cắm sâu vào thành dạ dày khiến người phụ nữ 54 tuổi bị phù nề niêm mạc, loét vùng hang vị niêm mạc…

Sau khi ăn lẩu, bà T.T.T.(54 tuổi, quê Long An) cảm thấy đau bụng nhiều ở vùng thượng vị và buồn nôn. Tình trạng này dù có điều trị nhưng không thuyên giảm nên người nhà nhanh chóng đưa bà đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An để thăm khám.

hy-huu-sau-khi-an-sa-nguoi-phu-nu-bi-nhanh-cay-sa-cam-sau-vao-thanh-da-day-hinh-anh.png
Dị vật dài gần 4cm cắm sâu vào dạ dày của bệnh nhân T.T.T.(54 tuổi, quê Long An) - Ảnh: BVCC

Bác sĩ Trương Minh Hiếu – Trưởng khoa Nội soi, cho biết qua thăm khám, bệnh nhân có chỉ định nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng để kiểm tra. Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện có dị vật dài khoảng 3,5cm (nhánh cây sả) đâm vào thành dạ dày, niêm mạc xung quanh phù nề, vùng hang vị niêm mạc có 2 ổ loét khoảng 0.6 - 0.8cm.

“Chúng tôi tiến hành gắp dị vật bằng kìm chuyên dụng, nhánh sả đã được gắp ra ngoài an toàn. Tiếp theo đó bệnh nhân được theo dõi tại khoa Ngoại tổng quát. Đến sáng nay (25.6), bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện về với gia đình”, bác sĩ Hiếu cho biết thêm.

Theo bác sĩ Hiếu, mắc dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm, đòi hỏi phải được xử lý ngay, nếu không sẽ để lại một số biến chứng nặng nề như: dị vật có thể đâm thủng thực quản, gây chảy máu, gây viêm, áp xe… Có trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng.

hy-huu-sau-khi-an-sa-nguoi-phu-nu-bi-nhanh-cay-sa-cam-sau-vao-thanh-da-day-hinh-anh-1.png
Nhánh sả dài gần 4cm đã được các bác sĩ nội soi gắp ra ngoài - Ảnh: BVCC

Thông thường, khi bị hóc dị vật như các loại xương, que tăm… người dân thường cố gắng khạc, dùng tay móc lấy xương hoặc ăn miếng cơm lớn để nuốt xuống dạ dày… Nhưng thực tế, những việc làm này sẽ làm cho viêm mạc họng bị trầy xước, nhiễm trùng, viêm nhiễm đường họng. Bởi khi đó, việc nuốt thêm còn làm cho xương xuống sâu, hoặc cắm sâu hơn khiến cho việc lấy xương gặp nhiều khó khăn.

“Trong trường hợp không may nuốt phải dị vật, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp. Tuyệt đối người bệnh không chữa hóc dị vật bằng các mẹo dân gian như nuốt nắm cơm, vỗ đầu… làm dị vật mắc sâu hoặc tổn thương đường tiêu hóa nhiều hơn”, bác sĩ Hiếu khuyến cáo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hy hữu: Ăn lẩu, người phụ nữ bị nhánh cây sả dài gần 4cm cắm sâu vào dạ dày