Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết ‘đã ngồi lại’ với lãnh đạo Sở VH-TT-DL Thừa Thiên-Huế để làm chung một bộ hồ sơ cùng trình lên Bộ VH-TT-DL đề nghị công nhận Hải Vân Quan là di tích, văn hoá lịch sử cấp quốc gia.

Huế - Đà Nẵng gác tranh chấp để Hải Vân Quan được công nhận di tích

Lê Đình Dũng | 18/11/2016, 10:40

Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết ‘đã ngồi lại’ với lãnh đạo Sở VH-TT-DL Thừa Thiên-Huế để làm chung một bộ hồ sơ cùng trình lên Bộ VH-TT-DL đề nghị công nhận Hải Vân Quan là di tích, văn hoá lịch sử cấp quốc gia.

Cha chung không ai khóc

Theo ông Hùng, Hải Vân Quan có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng: đây là một tuyến phòng thủ của triều đình nhà Nguyễn; là một điểm kiểm soát qua lại trên đường thiên lý Bắc-Nam và là điểm kiểm soát tàu bè vào ra ở vịnh Đà Nẵng.

Với ba lý do trên, cùng với việc thành quách trên Hải Vân Quan được xây dựng từ 1826 dưới thời Minh Mạng thứ 7 nên nó có giá trị nhiều mặt về văn hoá, lịch sử, kiến trúc, quân sự...

“Tuy nhiên, lâu nay có tình trạng cha chung không ai khóc. Bởi vì Hải Vân Quan nằm giữa ranh giới Huế và Đà Nẵng. Cho nên Huế cũng không bảo vệ được mà Đà Nẵng cũng không. Công trình quan trọng này ngày càng xuống cấp, nó bị người ta xâm hại rất là nặng nề”, ông Hùng nhìn nhận.

Do tranh chấp về ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng nên Hải Vân Quan chịu ảnh hưởng nghiêm trọng

Một Thế Giới đã từng có bài viết nêu lên thực trạng cả Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng đều đang ‘đứng nhòm’ thiên hạ đệ nhất hùng quan xuống cấp vì chưa dứt được câu chuyện tranh chấp địa giới…

Theo ghi nhận, hai cửa quan, phần chính của công trình đã dần bong tróc, sụt gạch. Các công trình khác như nhà kho, thành lũy hoang phế, chen um cây cỏ. Trong các căn nhà bỏ hoang này hay trong các lô cốt phòng thủ, bẩn vô cùng. Nhiều người sử dụnglàm chỗ ăn uống, vứt rác, bôi bẩn, thậm chí… đại tiện trong đó. Du khách phần lớn lên đây ghé đầu vào bên trong các công trình nhìn ngó rồi đi quanh chụp hình ngoại cảnh. Ở phía dưới lộ, một cụm hàng quán mọc lên lâu nay, xả rác xuống hai bên núi rất nhiều.

Người ta đang khai thác du lịch kiểu ăn trên di tích, không có một động thái tu bổ, chỉnh trang nào. Nhiều khách nước ngoài đến đây cho rằng nó đang quá nhếch nhác, bẩn và hình như không được gìn giữ.

Khách nước ngoài tham quan Hải Vân Quan

Vào thời điểm đó, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho hay: “Cái đó hiện nay đang rất phức tạp vì một phần bên Thừa Thiên-Huế, một phần Đà Nẵng. Chúng tôi đã làm hồ sơ nhưng Hải Vân Quan chưa được công nhận là di tích vì theo quy định của luật thì phải xác định ranh giới phân vùng bảo vệ rõ ràng thì mới được công nhận”.

Ngồi lại

Theo Giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng, trước tình hình Hải Vân Quan xuống cấp vì tranh chấp, hai sở của hai địa phương phải cùng ngồi lại với nhau thống nhất rằng: “Nếu để một bên làm thì không được nên hai bên phải phối hợp làm chung một bộ hồ sơ để trình công nhận di tích quốc gia cho Hải Vân Quan”.

Ông Hùng phân tích, sau khi được công nhận rồi thì sẽ áp dụng Luật Di sản văn hoá để bảo vệ, chứ hiện nay không có cơ sở để bảo vệ. Cụ thể như: phục hồi, tu bổ, tái tạo…những công trình xây dựng, công trình phòng thủ, lối đi đã xuống cấp để phát huy giá trị của Hải Vân Quan.

“Mình sẽ cử người bảo vệ, thuyết trình giới thiệu cho du kháchvà khai thác du lịch. Kế hoạch là bắt đầu khởi động từ tháng 11 và phấn đấu hoàn thành việc công nhận di tích này vào giữa năm 2017”, ông Hùng nói.

Một góc Hải Vân Quan

Theo giới thiệu của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Hải Vân quan là một cụm di tích lịch sử về kiến trúc quân sự của triều Nguyễn. Ở độ cao 490m so với mực nước biển, cụm bố phòng quân sự này có nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, trụ sự, pháo đài thần công… Nơi đây còn là một thắng cảnh nổi tiếng.

Dưới chân Hải Vân quan cũng là điểm chia địa giới hành chính giữa Thừa Thiên-Huế và TP.Đà Nẵng. Hiện tại, việc quản lý di tích này đang bị bỏ rơi. Hoạt động du lịch phần lớnmang tính tự phát.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huế - Đà Nẵng gác tranh chấp để Hải Vân Quan được công nhận di tích