Việc Huawei bị Mỹ tìm cách hạn chế hiện diện trên thị trường 5G toàn cầu đem lại cơ hội tỏa sáng cho hai công ty NEC (Nhật Bản) và Samsung (Hàn Quốc).

Huawei mất vị thế là cơ hội cho công ty Nhật, Hàn

29/06/2020, 08:50

Việc Huawei bị Mỹ tìm cách hạn chế hiện diện trên thị trường 5G toàn cầu đem lại cơ hội tỏa sáng cho hai công ty NEC (Nhật Bản) và Samsung (Hàn Quốc).

Mỹ luôn tìm cách hạn chế hiện diện của Huawei trên thị trường 5G toàn cầu - Ảnh: NDTV

Với lý do thiết bị Huawei tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp, chính quyền Washington ban hành nhiều lệnh cấm đồng thời kêu gọi tẩy chay tập đoàn viễn thông Trung Quốc. Hàng loạt nhà mạng ở Na Uy, Úc, Nhật Bản, Canada, Áo, Singapore,… đã hưởng ứng.

Nhưng loại bỏ Huawei không hề dễ dàng, vì hiện tại chỉ có 2 phương án thay thế: Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển.

Anh trước đó từng khuyến khích Mỹ thành lập liên minh hợp tác 10 nước để phát triển công nghệ 5G riêng, tuy vậy đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Chuyên gia viễn thông Sylvain Chevallier thuộc đơn vị tư vấn BearingPoint nhận định: “Phần lớn mạng viễn thông trên thế giới đều do ba “ông lớn” (Huawei, Nokiea, Ericsson) tham gia phát triển. Một thị trường chỉ có 3 lựa chọn không hề tốt cho các nhà khai thác, giảm xuống còn 2 thì càng tệ hơn”.

Tình hình hiện tại là cơ hội tiềm năng đầy hấp dẫn cho công ty viễn thông như Samsung hay NEC. Nhưng xây dựng thành công mạng 5G chẳng phải nhiệm vụ đơn giản.

Samsung đã học được bài học. Tuy là thế lực 3G, tập đoàn Hàn Quốc vẫn không cạnh tranh nổi với ba “ông lớn” trên thị trường 4G và vất vả giành hợp đồng.

Trong xây dựng 5G, Samsung đến nay vẫn chỉ tập trung vào Bắc Mỹ cùng một phần khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chuyên gia công nghệ Daryl Schoolar thuộc công ty tư vấn đánh giá đơn vị viễn thông này vẫn còn chặng đường dài để khẳng định vị thế toàn cầu do chưa chiếm được lòng tin của các nhà khai thác mạng.

NEC sở hữu vài lợi thế, trong đó có mối quan hệ hợp tác với tập đoàn Ratuken chuyên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và viễn thông. Hai bên đã bắt tay xây dựng 4G và cả 5G hiện tại.

Công ty Nhật Bản này cũng là đơn vị dẫn đầu về cáp ngầm, mạng cáp quang cùng phầm mềm quản lý kho vận (nhờ công ty con Netcracker).

Netcracker thiết lập được chỗ đứng vững chắc tại châu Âu, nên có thể giúp NEC xâm nhập thị trường 5G lục địa già.

Hai năm trước, NEC thậm chí còn hợp tác với cả Samsung. Họ lập nhóm tiếp thị chung phục vụ công tác chào hàng sản phẩm 5G đến châu Âu lẫn châu Á.

Theo chuyên gia Schoolar, NEC cần đầu tư mạnh hơn vào nhân lực tích hợp hệ thống, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, thiết kế mạng, kỹ thuật. Có như vậy công ty mới chiếm được lòng tin khách hàng.

Cẩm Bình (theo NDTV)

Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huawei mất vị thế là cơ hội cho công ty Nhật, Hàn