Ngày 11.3, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2022 và phương hướng đến 2025.

Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và ĐBSCL tiếp tục phát huy hiệu quả

Tú Viên | 11/03/2023, 12:15

Ngày 11.3, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2022 và phương hướng đến 2025.

Tham dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo các tỉnh thành vùng ĐBSCL.

Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương, mở ra cơ hội mới để thu hút các dự án từ các nhà đầu tư TP.HCM cho các địa phương trong vùng. Đây cũng là cơ hội trong việc liên kết triển khai có hiệu quả Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, trong những năm qua, TP.HCM và các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, đây là hoạt động liên kết kinh tế mở nhằm tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp của các địa phương; nhiều giải pháp đã được triển khai, đặc biệt trong sản xuất, chế biến nông lâm sản, khai khoáng… đã và đang góp phần quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sự hợp tác giữa TP.HCM với các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được xem là sự hợp tác mang tầm chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

Tỉnh Bến Tre đã xây dựng một số chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và đạt được một số kết quả khả quan. Đây chính là thế mạnh để tỉnh phát triển trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu. Hạ tầng giao thông đang được tập trung đầu tư, tạo kết nối thuận lợi trong nội tỉnh và liên vùng; hiện cầu Rạch Miễu 2 đã khởi công, các công trình, dự án đã có nhà đầu tư trước đây cũng đã bắt đầu khởi động.

Thời gian tới, Bến Tre còn nhiều dự án khác như: Phối hợp với tỉnh Vĩnh Long xây dựng cầu Đình Khao (thay thế phà Đình Khao) kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Vĩnh Long, xây dựng cầu Tân Phú… hứa hẹn tạo sự phát triển cho Bến Tre trong thời gian tới.

Cùng với đó là tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang và TP.HCM, đây là hành lang tạo động lực tăng trưởng mới, đột phá cho Bến Tre, giúp tăng cường kết nối các đô thị ven biển thuộc 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre), thúc đẩy liên kết giữa Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang và TP.HCM.

Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL luôn kỳ vọng Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn đến năm 2025 tiếp tục phát huy hiệu quả. Đây là điều kiện thuận lợi để vùng ĐBSCL triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết của trung ương về phát triển vùng ĐBSCL cùng với TP.HCM đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía nam nói riêng và cả nước nói chung.

Sau hội nghị, TP.HCM sẽ ký biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh thành vùng ĐBSCL đến năm 2025 trên các lĩnh vực trọng tâm: Phát triển hạ tầng giao thông; du lịch; kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại; hợp tác thích ứng biến đổi khí hậu; phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số...

Bài liên quan
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và ĐBSCL tiếp tục phát huy hiệu quả