Hiện trên con sông Bình Di chảy qua 7 xã biên giới của H.An Phú (An Giang) có khoảng hơn 1.200 học sinh Việt kiều hàng ngày phải theo cha mẹ bơi xuồng từ xã Pẹcchạy (H.Kỏ Thum, tỉnh Kan Dal) sang xã Khánh An (huyện An Phú) để tới trường.

Hơn 1.200 trẻ em Việt kiều bơi xuồng vượt nước lũ tới trường

Nguyễn Hạnh | 12/10/2016, 14:14

Hiện trên con sông Bình Di chảy qua 7 xã biên giới của H.An Phú (An Giang) có khoảng hơn 1.200 học sinh Việt kiều hàng ngày phải theo cha mẹ bơi xuồng từ xã Pẹcchạy (H.Kỏ Thum, tỉnh Kan Dal) sang xã Khánh An (huyện An Phú) để tới trường.

Những ngày đầu tháng 10, dòng nước lũ đã về trên vùng thượng nguồn sông Hậu thuộc H.An Phú, tỉnh An Giang. Điều đáng nói là mặc dù phải qua sông trên dòng nước lũ chảy xiết đầynguy hiểm nhưng các em học sinh Việt kiều trên không được trang bị áo phao.

Trong 7 xã biên giới của H.An Phú thì xã Khánh An là có lượng học sinh Việt kiều về học tập nhiều nhất. Nơi đây mỗi ngày phải tiếp nhận khoảng 850 em học sinh đủ các lứa tuổi từ mầm non, mẫu giáo, tiểu học cho đến THCS. Có nhiều em dù mới học cấp 2 nhưng đã tự mình bơi xuồng từ bên kia biên giới qua Việt Nam, học xong lại tự mình bơi xuồng trở về.

Bà Lê Thị Hải (Việt kiều sống ở xã Pẹcchạy) cho biết: “Buổi sáng, các gia đình thường tập trung đưa các con qua sông đến trường.Nhưng khi các emđi học về thì không ai rước vì người lớnbận đi kiếm tiền mưu sinh. Gia đình nào rảnh rỗi đi rước con thì mình gửi rước dùm, dù khó nhọc nhưng phải cho các con đến trường tìm chữ”.

1 em học sinh Việt kiều không có áo phao tự bơi xuồng trên dòng nước lũ để đến trường

Theo thống kê của Phòng Giáodục đào tạoH.An Phú, hiện trong 7 xã biên giới có khoảng 1.200 em ở các cấp về Việt Nam học tập. Đa số các em bị hạn chế tiếng Việt nên được giáo viên quan tâm sát sao. Do đó mà đa số đều ham học và có nhiều em là học sinh giỏi.

Ông Võ Phúc Đa, Hiệu trưởng trường Tiểu học AKhánh An cho biết, lần theo các con đường mòn mà các em tập trung về nhà sau khi tan trường mới thấy hết được cảnh nhọc nhằn tìm chữ của con em Việt kiều khi tìm về cội nguồn học tiếng Việt. Có em cũng tự trang bị cho mình áo phao trước khi qua sông, nhưng đa số thì không mặc áo phao.

Ông Hình Tiến Luân, Phó chủ tịch UBND xã Khánh An cho biết, hiện nay mực nước lũ ở đầu nguồn sông Hậu đã tăng cao do mưa liên tục. Đa số gia đìnhcác emcũng khó khăn nên ngay từ đầu năm học địa phương đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ tập, viết, áo phao cho các em đến trường. Tuy nhiên phụ huynh lại ít mặc áo phao cho con em mình.

Hàng ngày, sau khi bơi xuồng sang sông các em học sinh Việt kiều men theo các con đường mòn ngập nước tới lớp

Ông Bùi Xuân Chính, Chỉ huy trưởng công trình cầu Long Bình - Chrey Thom thông tin, sở dĩ bà con phải bơi xuồng qua sông để để đưa con em đến trường là vì cầu Long Bình - Chrey Thom mặc dù đã hợp long nhưng chưa thể qua lại.

“Long Bình - Chrey Thom là cây cầu duy nhất bắc qua con sông Bình Di. Hiện nay bên phía Việt Nam đã xây dựng xong, tuy nhiên cầu chưa thể đưa vào sử dụng là do phía nước bạn chưa làm đường dẫn lên cầu, cùng vớiđó là một số hạng mục chưa được làm xong”, ông Chính thông tin.

An Phú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 1.200 trẻ em Việt kiều bơi xuồng vượt nước lũ tới trường