Ngày đầu tiên tuần làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Quốc hội sẽ dành cả ngày thảo luận về vấn đề này. Phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp để nhân dân và cử tri cả nước theo dõi.

Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về cải cách bộ máy hành chính

TTXVN | 30/10/2017, 06:48

Ngày đầu tiên tuần làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Quốc hội sẽ dành cả ngày thảo luận về vấn đề này. Phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp để nhân dân và cử tri cả nước theo dõi.

Theo lịch trình, sáng nay 30.10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định sẽ trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Sau đó, Quốc hội dành thời gian cả ngày thảo luận ở hội trường về nội dung này. Đây có lẽ là một trong những nội dung mà cử tri sẽ dành sự quan tâm đặc biệt tại kỳ họp.
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước là mối quan tâm và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Tại hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 12) mới đây cũng đã thông qua Nghị quyết một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tại hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đây là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Trước đó, tại phiên họp thứ 13 hồi tháng 8.2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016”.
Báo cáo giám sát của Quốc hội tại phiên họp đã chỉ ra đối tượng tinh giản được thống kê lại mới tập trung vào nhóm người nghỉ hưu trước tuổi (chiếm 90%), mà chưa tinh giản được đúng đối tượng là người có đạo đức công vụ, trình độ năng lực yếu kém.
Phát biểu tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra một con số đáng suy ngẫm: Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, mới chỉ giảm được 1,1% biên chế hành chính và sự nghiệp công. Điều này đặt ra, từ nay tới năm 2021 phải giảm tới 8,9% biên chế.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thẳng thắn cho rằngnói đến giảm biên chế ai cũng đồng tình “nhưng khi nhắc đến cơ quan, tổ chức, địa phương của mình thì không ai đồng ý giảm, toàn xin thêm”.
Theo TTXVN/Tin tức
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về cải cách bộ máy hành chính